Sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng liên doanh VID public (Trang 40 - 41)

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng liên doanh VID

2.2.1. sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử

Hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử chịu tác động bởi các luật định liên quan đến giao dịch điện tử. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 3 năm 2006. Luật giao dịch điện tử ra đời tạo một hành lang pháp lý cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ có Luật giao dịch điện tử mà các giao dịch điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nói riêng, trong đó có dịch vụ Ngân hàng điện tử được triển khai và ứng dụng.

Vào ngày 09 tháng 06 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử nhằm hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại. Nghị đinh này quy định chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Vì vậy, Nghị định này được xem là một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử và khuyến khích thương mại điện tử phát triển.

Kế đó, ngày 15 tháng 02 năm 2007, ban hành nghị định 26/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định quy định về chữ ký số và các nội dung liên quan đến việc sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định này ra đời là cơ sở để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử.

Thêm nữa, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngày 23 tháng 02 năm 2007, Chính phủ ban hành nghị định số 27/2007/NĐ- CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Và vào ngày 08 tháng 03 năm 2007, Chính phủ ban hành nghị định số 35/2007/NĐ-CP nhằm hướng dẫn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Nghị định tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để các dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, vào ngày 18 tháng 01 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thơng tin trong ngành ngân hàng. Nhằm hạn chế rủi ro trong các giao dịch Ngân hàng điện tử, vào ngày 31 tháng 07 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành quyết định số 35/2006/QĐ- NHNN, quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử. Việc ban hành các nguyên tắc quản lý rủi ro và quy chế an toàn bảo mật trong hoạt động Ngân hàng điện tử là cơ sở để ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử.

2.2.2. Tổ chức thực hiện các dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng liên doanh VID Public

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng liên doanh VID public (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w