Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn (Trang 69 - 72)

a) Môi trường pháp lý

68

khăn trong việc tham dự thầu vì những quy định về thủ tục hành chính rối rắm và vô cùng phức tạp, không rõ ràng gây trở ngại cho các nhà thầu. Có thể nói sự ra đời của luât đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006 là một bước tiến lớn trong chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. Luật đấu thầu đề cao “tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” trong công tác đấu thầu, vừa bảo vệ quyền lợi nhà thầu, đồng thời quy định trách nhiệm nhà thầu.Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình dự thầu của Công ty, giúp quy trình đấu thầu của Công ty được cải thiện quy mô, chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, luật đấu thầu lại đang trong quá trình dự thảo sửa đổi, với 16 nội dung mới lại là thử thách đối với công tác đấu thầu của Công ty, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu kỹ luật sửa đổi để cải thiện quy trình, nội dung dự thầu cũng như phương pháp đấu thầu cho phù hợp với quy định mới, đúng theo pháp luật của Nhà nước.

b) Chủ đầu tư

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Các chủ đầu tư ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của dự án, các nhà thầu như cùng chạy đua trong việc cải tiến kĩ thuật của mình vừa đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo giá cả hợp lý. Nhà thầu nào tạo được uy tín của mình trước chủ đầu tư là một lợi thế. Đặc biệt là trong trường hợp chỉ định thầu.

Nắm bắt được vấn đề căn bản đó, cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo của Công ty Cổ PHầN Đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn đã không ngừng nỗ lực phát huy mọi thế mạnh của công ty nhằm tạo lập và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Công ty cũng đã có một số biện pháp tận dụng, tạo dựng các mối quan hệ từ chiều rộng đi vào chiều sâu với các Sở, Ban, Ngành cho đến nhân dân vùng dự án để nhận được sự tin tưởng của các chủ đầu tư.

Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản, một số dự án chủ đầu tư còn cố tình đưa ra những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp định trước mới đáp ứng

69

được khả năng có thể thắng thầu được. Có thể nói đây vẫn là vấn đề hết sức nan giải trong quá trình đấu thầu của Công ty.

c) Các nhà cung cấp vật tư

Một nhân tố nữa có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng cần phải đề cập đó là các nhà cung ứng vật tư, thiết bị. Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và uy tín của Công ty cụ thể trên các mặt sau:

- Ảnh hưởng đến mức giá dự thầu

Với một nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giá thi công công trình sẽ chính xác do chủ động được loại vật liệu với giá cả hợp lý nhất. Ngược lại nếu Công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, Công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho thực hiện thi công thì khi tính giá sẽ gặp phải sự lúng túng, phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương. Như vậy sẽ không có gì đảm bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Ảnh hưởng đến tiến độ thi công

Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thi công công trình phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư. Nếu Công ty có các nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì sẽ đảm bảo được tiến độ thi công, không những rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu. Nếu công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc đấu thầu các công trình tiếp theo, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút.

Nắm bắt được sự ảnh hưởng to lớn từ các nhà cung cấp, Công ty luôn chú trọng giữ được uy tín và có quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp ở mỗi vùng miền mà công ty thi nhiều công trình, vừa đảm bảo vật liệu chuẩn theo thiết kế, chi phí vận

70

chuyển rẻ nhận được nhiều ưu đãi về giá cả và điều kiện thanh toán nên có thể đưa ra giá dự thầu cạnh tranh.

d) Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản đều là các dự án có quy mô rất lớn, do vậy đòi hỏi một lượng vốn lớn mà hầu hết các công ty thường không đáp ứng được, đó là chưa kể đến trường hợp công thi không chỉ thi công một gói thầu mà đồng thời một lúc thi công nhiều gói thầu có giá trị lớn. Do vậy, nhà thầu phải cầu cứu đến các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong việc cung ứng vốn thực hiện các dự án. Mặt khác, không phải lúc nào cũng huy động vốn đủ và kịp thời nên việc chậm tiến độ thi công do chậm cung ứng hoặc giải ngân vốn của các tổ chức này không chỉ gây mất uy tín cho công ty mà còn tăng thêm một khoản chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thực hiện dự án. Do đó, việc lựa chọn ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào để vay vốn cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thực hiện dự án.

Hiện nay, Công ty đã giữ được uy tín và có quan hệ tốt với các Ngân hàng Nhà lớn như: Ngân hàng TMCổ PHầN Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCổ PHầN Quân đội…. Công ty cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các quy định của Ngân hàng như trả lãi và hoàn trả vốn đúng hạn, nhờ đó mà Công ty có được niềm tin từ các Ngân hàng, được Ngân hàng tạo điều kiện giúp đỡ nhiều trong vấn đề Bảo lãnh cũng như giải ngân vốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn (Trang 69 - 72)