a) Năng lực pháp nhân:
Năng lực pháp nhân của Nhà thầu được hiểu là khả năng đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tại phần kinh nghiệm trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu, thường bao gồm các nội dung như sau:
58
- Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của nhà thầu.
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu trong đăng ký kinh doanh.
- Các hợp đồng có tính chất tương tự và quy mô, và sự phức tạp. - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Công ty Cổ PHầN đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn là một đơn vị có hạch toán độc lập về tài chính, với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thi công đa dạng công trình trong lĩnh vực xây lắp, nhiều công trình quy mô và phức tạp. Công ty đủ tư cách đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của các gói thầu lớn nhỏ trên khắp đất nước.
Bảng 2.2: Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng công trình của Công ty
STT TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC SỐ NĂM KINH
NGHIỆM
1 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 20 năm 2 Xây dựng công trình giao thong 17 năm
3 Xây dựng công trình thuỷ lợi 17 năm
4 Xây lắp công trình đường dây và trạm điện 17 năm
5 Tư vấn đầu tư và xây dựng 13 năm
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty năm 2013)
Có thể thấy khởi nguồn Công ty chủ yếu thi công trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp nhưng giờ đây Công ty đã mở rộng ngành nghề thi công sang hầu hết các công trình xây lắp chủ yếu khác. Với bề dày kinh nghiệm và thành tich thi công các công trình xây lắp trong cả lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi và xây lắp công trình đường dây và trạm điện từ 17÷20 năm, lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng là 13 năm, đã từng
59
thi công nhiều công trinh có quy mô lớn (>200 tỷ đồng) có tính chất phức tạp. Đây là một lợi thế giúp Công ty đáp ứng đủ năng lực của đa dạng các gói thầu, có khả năng cạnh tranh các gói thầu có quy mô lớn trong lĩnh vực xây lắp.
b) Nguồn lực tài chính
Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2010÷2012
Tỷ số tài
chính Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 26,08% 11,55% 6,63% Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 73,92% 88,45% 93,37% Bố trí cơ cấu
nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 93,49% 89,84% 90,59% Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 6,45% 10,15% 9,41% Khả năng
thanh toán
Khả năng toán tổng quát (lần) 1,08 1,11 1,1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,00 1,03 1,04 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,59 0,71 0,81 Tỷ lệ nợ Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 14,35 8,91 9,63 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A 92,64% 90,51% 90,59%
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần
(ROS) 1,65% 1,88% 1,89%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) 2,13% 1,99% 1,82%
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
(ROE) 33,06% 19,66% 19,36%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty năm 2010, 2011,2012)
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Tài sản:
Qua bảng 2.2 ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ
60
Tài sản ngắn hạn tăng do tăng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu tăng và giá trị hàng tồn kho giảm, nhưng chủ yếu là do tăng các khoản phải thu từ khách hàng do năm 2010 công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu rất nhiều, các công trình được hoàn thành thi công chủ yếu trong năm 2011 và 2012 nên giá trị các khoản thu được từ khách hàng lớn.
Nguồn vốn:
Vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng đột biến chủ yếu là do công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu để đảm bảo nguồn vốn, giải quyết những khó khăn trước mắt của Công ty do năm 2010 cần ứng vốn thi công nhiều công trình nhưng chưa kịp thu hồi vốn.
Tỷ lệ % vốn chủ sở hữu của công ty có tăng nhưng vẫn còn quá thấp (<11%) cho thấy các khoản vay ngắn hạn của Công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng quá lớn, gây căng thẳng cho áp lực thanh toán của Công ty.
Xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chưa nhiều nhưng có thể cho thấy: Sự gia tăng của tỷ trọng nguồn vốn dài hạn và sự giảm xuống của tỷ trọng tài sản dài hạn đã làm cho năng lực tự chủ tài chính của công ty thêm mạnh. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng.
- Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Cả 3 năm tài chính gần đây, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty đều >1 (năm 2010 là 1,08; 2011 là 1,11; 2012 là 1,1) điều đó chứng tỏ với số tài khoản hiện có của mình, Công ty có đủ khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp.
61
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 1,00; 2011 là 1,03; 2012 là 1,04. Các hệ số này đều >=1 chứng tỏ Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2010 = 0,59 năm 2011 = 0,71 năm 2012 = 0,81
Ta thấy chỉ tiêu thanh toán nhanh của Công ty lại nhỏ hơn so với các chỉ tiêu khác và luôn nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ, khả năng thanh toán nhanh của Công ty thấp, vốn bằng tiền và các khoản phải thu không đảm bảo trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty dẫn tới rủi ro trong thanh toán. Nguyên nhân cơ bản là Công ty vay nợ nhiều, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này cũng đang có xu hướng tăng tiến dần đến mức đảm bảo (Hệ số khả năng thanh toán nhanh =1) chúng tỏ Công ty đang dần ổn định tài chính.
- Phân tích chỉ tiêu đánh giá tính ổn định và khả năng tự tài trợ + Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2010 = 14,35 năm 2011 = 8,91 năm 2012 = 9,63
Tỷ lệ trên cho thấy tài sản của Công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ hay Công ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ. Sở dĩ năm 2010 tỷ lệ này ở mức 14,35>10 là do Công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, Công ty đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự
62
án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao.
+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của Công ty năm 2010 = 92,64% năm 2011 = 90,51% năm 2012 = 90,59%
Có thể nói tỷ số này của Công ty những năm gần đây đều ở mức cao chứng tỏ lợi nhuận gia tăng nhanh và Công ty muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty sẽ dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời + Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần (ROS)
ROS của Công ty tuy tỷ lệ vẫn còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ Công ty đang ngày càng hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực đấu thầu và thi công các công trình.
+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Ta thấy ROA qua các năm của Công ty tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giảm do Công ty đầu tư vào nhiều các dự án lớn có thời gian thi công dài chưa thu hồi được vốn chính vì vậy lợi nhuận qua các năm của Công ty bị giảm đi.
+ Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Ta thấy ROE qua các năm của Công ty là tương đối khả quan chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Công ty là tương đối mạnh. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần là do năm 2010 tình hình nguồn vốn và các dự án công trình được triển khai nhiều,
63
Công ty đã trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn. Năm 2011 và 2012 cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tê, nguồn vốn bị thắt chặt, số lượng dự án được triển khai giảm mạnh, tình hình đấu thầu của công ty cũng gặp nhiều khó khăn do đó tỷ lệ này có xu hướng giảm.
Tỷ suất ROE của Công ty >ROA chứng tỏ đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà Công ty phải trả cho các cổ đông.
Qua phân tích tổng hợp các mặt tình hình tài chính của Công ty có thể nhận thấy: Công ty Cổ PHầN Đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả thể hiện qua việc lợi nhuận và doanh thu qua 3 năm của Công ty đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Công ty còn quá nhỏ, tài sản của Công ty chủ yếu là do vay nợ gây áp lực lên khả năng thanh toán. Vì vậy, Công ty cần có các biện pháp nhằm huy động vốn nhằm tăng khả năng tự chủ về tài chính và quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới.
c) Nguồn nhân lực
- Cán bộ lãnh đạo (Ban giám đốc)
Cán bộ lãnh đạo của Công ty là những người có trình độ cao, có năng lực, phẩm chất tốt, đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường Đại học, đã trải qua khóa đào tạo về quản lý doanh nghiệp nên lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp khá hiệu quả. Hơn nữa đội ngũ lãnh đạo là những người đã qua công tác thực tiễn, có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản nên có thể nắm bắt và hiểu rõ các vấn đề cốt lõi trong quá trình thi công. Đồng thời, bề dày kinh nghiệm cũng mang lại nhiều mối quan hệ sâu rộng cho Ban lãnh đạo, tạo thêm nhiều lợi thế cho Công ty trên thương trường. Đây là một lợi thế lớn của công ty trong lĩnh vực xây dựng.
64
Bảng 2.4: Năng lực cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ PHầN Đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn
TT Họ và tên Chức danh Chuyên môn
Thâm niên công tác (năm)
1 Trần Văn Tam Chủ tịch HĐQT Kỹ sư Xây dựng 34 2 Nguyễn Quốc Vương Tổng Giám đốc Cử nhân luật 31 3 Hoàng Văn Dũng Phó Tổng giám đốc Kỹ sư Xây dựng 32 4 Vũ Anh Tuấn Phó Tổng giám đốc Cử nhân Luật 11 5 Đinh Tuấn Hùng Phó Tổng giám đốc Kỹ sư xây dựng 23 6 Nguyễn Ngọc Châu Phó Tổng giám đốc Th.s Ksư thủy lợi 13 7 Lưu Thị Toán Kế toán trưởng Cử nhân kinh tế 28
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty năm 2013)
- Số lượng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Công ty đã được thống kê trong Phụ lục 2.1. Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ phụ trách chuyên trách phòng ban khá hùng mạnh với tổng số người là 454 người với số năm kinh nghiệm từ dưới 5 năm đến hơn 15 năm. Những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trên 10 năm (yêu cầu hiện nay trong Hồ sơ mời thầu với cán bộ chủ chốt thường tối đa là 10 năm kinh nghiệm tối thiểu trừ một số công trình có quá phức tạp) là 76 người chiếm tỉ lệ 16,74% tổng số cán bộ chuyên môn và kỹ thuật, tỷ lệ này khá hợp lý, vừa đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực đối với yêu cầu của các gói thầu tương đối lớn, nhưng cũng chưa gây áp lực cho vấn đề tuyển nhân sự của Công ty. Đây là một lợi thế của Công ty trong việc đấu thầu các gói thầu tương tự và cho thấy, quá trình thu hút, đào tạo, luân chuyển nguồn cán bộ của Công ty khá hiệu quả.
Cơ cấu nguồn cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành là 410 người tương ứng với 90,3%>60% tỷ trọng này cho thấy trình độ chuyên môn hóa và khả năng đa dạng hóa ngành nghề của Công ty rất cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu khó tính của thị trường xây dựng. Tuy nhiên, lượng cán bộ chưa đồng đều giữa
65
các ngành, công ty cần bổ sung thêm cán bộ ngành điện và cơ khí để dễ dàng hơn trong đấu thầu loại công trình này.
Phụ lục 2.2 thống kêvề số lượng năng lực và kinh nghiệm của công nhân kỹ thuật cho thấy: Lực lượng công nhân thường xuyên của Công ty có 515 người có tay nghề khá cao, tuy nhiên lực lượng này quá mỏng nếu Công ty phải tham gia thi công cùng một lúc nhiều gói thầu trên các địa bàn khác nhau. Do đó, lực lượng công nhân của Công ty trực tiếp tham gia thi công vẫn dựa nhiều vào nguồn nhân công thuê của địa phương, điều này làm hạn chế sự chủ động trong khâu huy động nhân công, ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ và chất lượng công trình. Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng là nhu cầu sử dụng công nhân tuỳ thuộc vào tiến độ thi công, số lượng không ổn định, có khi chỉ cần vài chục công nhân nhưng có khi phải huy động hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công nhân vào phục vụ dự án, nên nếu giữ quá nhiều lượng công nhân thường xuyên, khi ít công trình, Công ty sẽ căng thẳng trong vấn đề trả lương công nhân. Do đó, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác khảo sát vùng dự án, lập tiến độ thi công chuẩn xác và quản lý nhân công trên công trường một cách hiệu quả nhằm chủ động trong khâu tuyển nhân công và đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình.
d) Nguồn máy móc, thiết bị và kỹ thuật công nghệ
Về năng lực sử dụng máy móc thiết bị:
Trong quá trình thi công các công trình, Công ty đã tận dụng tối ưu công suất của máy móc thiết bị đưa vào sử dụng góp phần làm tăng tiến độ thi công, giảm chi phí không cần thiết tuy nhiên vẫn xảy ra hiện tượng một số công trình còn bị chậm trễ do huy động máy móc thiết bị chuyên dụng không kịp thời dẫn đến việc thất thoát không đáng có. Nhưng do số lượng công trình dồn vào cùng một thời điểm nhiều nên việc huy động máy móc khá là phức tạp, vì việc xây dựng là công tác có tính chất phối hợp kế thừa từ hạng mục này đến hạng mục khác nên rất dễ xảy ra tình trạng đợi việc dẫn đến việc sử dụng máy móc không có hiệu quả.
66
Quá số liệu thống kê Phụ lục 2.3 và 2.4 ta có thể nhìn nhận thấy máy móc,