2.4. Kiểm định các chỉ tiêu của mơ hình chấm điểm trong mơ hình xếp hạng
2.4.3. Đánh giá các chỉ tiêu trong mơ hình rút gọn
TC 05: Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình qn
Ý nghĩa: Số vịng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình như thế nào. Trong các tài sản ngắn có thể chuyển đổi thành tiền nhanh (hàng tồn kho, các khoản phải thu,…) hàng tồn kho khó chuyển hóa thành tiền nhất.
Hệ số vịng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng khơng tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
TC 07: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu thuần/ Giá trị cịn lại của
TSCĐ bình qn
Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên 1 đơn vị tiền TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đơn vị tiền doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Muốn đánh già việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả khơng phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các kỳ trước
TC12: Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu tỷ số này cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và
ngược lai. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi trên vốn mà họ bỏ ra để đầu tư cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp thu hút thê vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh.
PTC 06: Quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành
có liên quan
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng tận dụng các cơ hội để tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoạt động và phát triển
Đánh giá uy tín của doanh nghiệp đối với các cơ quan hữu quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có được tin tưởng), có uy tín trong địa phương, khu vực, vùng miền.
Tuy nhiên, chỉ số này có nhược điểm là phụ thuộc quá nhiều vào chủ quan của NVTD, và để thu thập chính xác thơng tin này cũng gặp nhiều khó khăn.
PTC 17: Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân ( trong 12 tháng qua)/ Dư nợ bình quân
của DN tại VietBank (trong 12 tháng qua)
Ý nghĩa: Đánh giá tính ổn định chắc chắn của nguồn trả nợ của khách hàng và khả
năng thu hút huy động vốn từ khách hàng
Chỉ tiêu này được tính bằng cơng thức:
Số dư tiền gửi bình quân tháng ( trong 12 tháng vừa qua tính từ thời điểm đánh giá)/ Dư nợ bình quân của DN tại NH ( trong 12 tháng vừa qua tính từ thời điểm đánh giá).
Số dư tiền gửi bình quân tháng được xác định bằng tổng số dư tiền gửi mỗi tháng/12 tháng
Dư nợ bình quâ tháng được xác định bằng tổng số các dư nợ cuối tháng tại NH/12 tháng
PTC 24: Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành/lĩnh vực kinh doanh) của các
DN mới theo đánh giá của NVTD
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng bị chia sẻ thị phần với các DN mới thành lập
Đánh giá mức độ khó hay dễ của việc thành lập các DN mới trong ngành/lĩnh vực mà khách hàng hoạt động. Đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
Rào cản pháp lý gia nhập. VD: ngành điện lực
Những điều kiện đặc biệt để gia nhập ngành. VD: kinh doanh xăng dầu,… Tuy nhiên, chỉ số này có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào chủ quan của NVTD. PTC 31: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của DN trong 3 năm gần đây
Ý nghĩa: Đánh giá tính ổn định trong doanh thu và dự đoán xu hướng phát triển của
DN.
Doanh thu lấy số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm tài chính gần nhất.
Ví d ụ :
Doanh thu tài chính năm 2005: 120 tỷ, năm 2006: 110 tỷ, năm 2007: 150 tỷ Doanh thu năm 2006 so với 2005: (110-120)/120=-8.33%
Doanh thu năm 2007 so với 2006: (150-110)/110=26.67%
Tốc độ tăng trưởng trung bình (-8.33+26.67)/2=9.17%
Nếu KH mới có BCTC 2 năm thì tính tỷ lệ tăng trưởng 2 năm
Kết luận chương 2
Trong Chương 2, luận văn đã giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của VietBank năm 2012, từ đó đưa ra định hướng phát triển của ngân hàng trong các năm tới.
Luận văn đã giới thiệu về XHTD doanh nghiệp của Vietbank hiện nay, so sánh XHTD của Vietbank với các kinh nghiêmk XHTD doanh nghiệp của Vietcombank, BIDV, Agribank và ACB để từ đó đưa ra những thành cơng cũng như những mặt cịn hạn chế của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietbank.
Một trong những bước quan trọng nhất của XHTD doanh nghiệp là chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trong chương này, luận văn đã kiểm định mơ hình hồi quy để tìm ra các chỉ tiêu quan trọng nhất trong bộ chỉ tiêu để hỗ trợ cho việc kiểm tra chất lượng chấm điểm. Tuy nhiên, mơ hình hồi quy vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn.
XHTD doanh nghiệp của VietBank của đang áp dụng mặc dù đã thể hiện được hiệu quả nhất định trong quản lý rủi ro tín dụng nhưng cịn nhiều hạn chế cả về các chỉ tiêu trong mơ hình xếp hạng, chương trình xếp hạng. Trên cơ sở những hạn chế luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện XHTD doanh nghiệp của Vietbank tại Chương 3
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
3.1. Các giải pháp hồn thiện xếp hạng tín dụng nội nộ đối với KHDN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín