Dư nợ cho vay tại VietBank tính đến thời điểm 31/12/2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 41 - 48)

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Cá nhân 2,787.81 33.70% 2,817.20 39.76% 30

Doanh nghiệp 5,484.34 66.30% 4,269.14 60.24% Tổng 8,272.15 100% 7,086.34 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của Hội đồng quản trị VietBank)

Nhìn chung, dư nự cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ của VietBank.

Năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 60.24% trong tổng dư nợ, giảm 22% so với năm 2011. Dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm so với năm trước vì năm 2012 là năm khó khăn chung của cả nền kinh tế, trên địa bàn cả nước có tới 55.1 doanh nghiệp giải thể. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

nên khó đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng, trong khi ngân hàng thắt chặt điều kiện cho doanh nghiệp vay để giảm rủi ro và hạn chế nợ xấu

2.2.2. Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2-2: Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp tính đến thời điểm 31/12/2012

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Doanh nghiệp nhà nước 762.31 13.90% 631.65 14.80% Doang nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

110.54 2.02% 102.46 2,40%

Doanh nghiệp khác (Công ty cổ phần, công ty TNHH,

3975.49 84.08% 3535.03 82.80% 42

DNTN, công ty hợp doanh…)

Tổng 5,484.34 100% 4,269.14 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của Hội đồng quản trị VietBank)

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VietBank tập trung chủ yếu vào loại hình Doanh nghiệp khác. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp khác chiếm 82.80% , dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,8%, và dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ trọng nhỏ nhất chiếm 2.4% trong tổng dư nợ KHDN. So với năm 2011, dư nợ của 3 loại hình doanh nghiệp trên đều giảm

2.2.3. Dư nợ cho vay theo ngành nghề doanh nghiệp

Bảng 2-3: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành nghề doanh nghiệp tính đến thời điểm 31/12/2012

ĐVT: tỷ đồng

Ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nông lâm thủy sản 172.21 3.14% 125.94 2.95% Công nghiệp chế biến, chế tạo 297.25 5.42% 314.64 7.37% Công nghiệp khai thác mỏ 18.65 0.34% 86.24 2.02% Xây dựng 2807.98 51.20% 1360.57 31.87%

Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng 2029.75 37.01% 2270.33 53.18% Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 4.39 0.08% 2.56 0.06% Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 154.11 2.81% 108.86 2.55% Tổng 5,484.34 100% 4,269.14 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của Hội đồng quản trị VietBank)

Dư nợ cho vay KHDN tại VietBank chủ yếu tập trung vào 2 ngành nghề chính là xây dựng và hoạt động thương nghiệp, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi năm 2011, dư nợ cho vay xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất 51.20% thì năm 2012 dư nợ cho vay hoạt động thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 53.18%. Năm 2012 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo là ngành xây dựng. Vì vậy, ngân hàng cũng thắt chặt cho vay đối với ngành nghề này và đẩy mạnh cho vay đối với các ngành nghề ít biến động hơn để giảm rủi ro, cụ thể ở đây là cho vay đối với các hoạt động thương nghiệp.

2.3. Tình hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanhnghiệp tại VietBank nghiệp tại VietBank

2.3.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp của VietBank nghiệp của VietBank

Căn cứ công văn số 6723/NHNN –TGSNH ngày 06/09/2010 của NHNN v/v chấp thuận cho VietBank thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng theo điều 7, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và kế hoạch triển khai Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được tổng giám đốc duyệt ngày 06/10/2010. Ngày 14/02/2011 VietBank ban hành quyết định số 42/NVQĐ-PT&QLTD.11 V/v Ban hành Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ tại VietBank

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ được xây dựng cụ thể riêng cho 2 nhóm khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Trong phạm vi của bảo nghiên cứu tác giả chỉ giới thiệu sơ lược về xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp của VietBank.

Đối tượng xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp

 Khách hàng cũ, Khách hàng hiện hữu, khách hàng mới trừ các khách hàng sau:

 Khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, khơng có báo cáo tài chính, hoặc báo cáo tài chính khơng có số dư đầu kỳ.

 Khách hàng có mức cấp tín dụng được đảm bảo bằng tồn bộ giấy tờ có giá do VietBank phát hành (gồm: số tiết kiệm, số dư tiền gửi, vàng, ngoại tệ mặt, giấy tờ có giá và trái phiếu do VietBank phát hành)

 Khách hàng bị giải thế, phá sản theo quy định của pháp luật

 Khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày

Mục đích

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ được dùng làm cơ sở để phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ( Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định về “phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 từ 01/06/2014)

Bước 1: Xác định ngành nghề của khách hàng

VietBank phân loại các doanh nghiệp thành 21 ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề có một bộ chỉ tiêu riêng phù hợp với đặc điểm của từng ngành.

Bước 2 : Xác định quy mô:

Việc xác định quy mơ được hệ thống tự tính và dựa vào 4 thơng tin, gồm:

 Vốn chủ sở hữu

 Số lượng lao động

 Doanh thu thuần

 Tổng tài sản

Bước 3 : Xác định hình thức sở hữu

Phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu để chấm điểm đối với bộ chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng được phân loại thành 03 nhóm sau:

 Doanh nghiệp Nhà nước:

 Doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngồi

 Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác

Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu được xem xét bao gồm:

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: đánh giá khả năng trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp từ tài sản ngắn hạn.

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động: đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp và các cấu phần tài sản của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu cân nợ: đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu thu nhập: đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Bước 5 : Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Việc đánh giá yếu tố phi tài chính bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, qua việc xem xét các nhóm chỉ tiêu sau:

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp: đánh giá khả năng trả nợ, phương án kinh doanh.

 Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu quan hệ với các khách hàng tổ chức tín dụng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín quan hệ với các tổ chức tín dụng (bao gồm Vietbank và các tổ chức tín dụng khác).

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định cuả mơi trường kinh doanh, rủi ro ngành.

 Nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: đánh giá tính ổn định của thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Bước 6: Tổng hợp điểm của khách hàng: Điểm của khách hàng được xác định theo công thức:

Điểm của khách hàng: ∑(Tỷ trọng điểm các bộ chỉ tiêu) x 100

Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm tối đa là 100, được chia cho các chỉ tiêu, bộ chỉ tiêu theo tỷ trọng nhất định. Mỗi bộ chỉ tiêu, tiêu chí có kết cấu và tỷ trọng điểm cụ thể.

Bước 7 : Xếp hạng khách hàng để phân loại nợ:

Trên cở sở tổng số điểm được xác định từ bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng, Vietbank xếp hạng khách hàng thành 10 hạng để phân loại nợ như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w