Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 91 - 94)

3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng của

3.2.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng

: NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài

chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển;

Nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN về DVNH. Cần điều hành chính sách tiền tệ vĩ mơ có lộ trình và có cơ chế giám sát nhận định xu hướng của nền kinh tế thị trường tiền tệ trong và ngồi nước để có chính sách điều hành một cách đồng bộ, nhất qn với Chính phủ về lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,… một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính tiền tệ và nền kinh tế.

NHNN cần sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh tốn với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm như cho phép thu phí giao dịch tiền mặt cao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh tốn quốc gia thống nhất và an tồn.

NHNN khơng ngừng hồn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng trong việc cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và DVNH mới.

Thứ hai, ổn định thị trường và định hướng chính sách:

Xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ: bao gồm hoàn thiện những điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với chuẩn mực của Việt Nam. Cụ thể là: Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ theo hướng: chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,…

Phát triển tồn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và về loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh, ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh; đa dạng hoá DVNH, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường,…

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của NHNN, hoàn thiện các quy định quản lý, đặc biệt là việc nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro đối với các hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đổi mới mạnh mẽ cơng tác cải cách hành chính, xây dựng NHNN Việt Nam trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại với mơ hình tổ chức và quản lý mới; chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng:

lợi cho DVNH phát triển. Hoạt động ngân hàng chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực thì mới phát triển đúng hướng. Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các TCTD cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 (bốn) khâu: “Cấp phép - Ban hành quy chế - Thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ) - Xử phạt và thu hồi giấy phép” nhằm đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh và nghiêm túc sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi cho nền kinh tế từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc để có thể góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng – điều kiện cho các DVNH có thể phát triển.

Mục tiêu của giám sát khơng chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà cịn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.

Thứ tư, NHNN cần tăng cường định hướng hoạt động NHTM trong nước:

NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thương mại điện tử. Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình áp dụng cơng nghệ trong thanh tốn cũng như trong toàn hệ thống NHTM. Phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lượng DVNH bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w