Cách xác định hàng hóa là có xuất xứ từ một bên trong hiệp định EVFTA nếu đáp ứng Quy định tại Điều 2, Điều 4 và điều 5: Các quy định chung của Nghị định thư 1: Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính.
Cách xác định xuất xứ hàng hóa theo EVFTA cũng được Việt Nam nội luật hóa bằng Thơng tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Quy tắc xuất xứ trong EVFTA tương đối phức tạp và có những điểm mới về cách xác định xuất xứ, cơ chế chứng nhận xuất xứ và cơ chế xác minh xuất xứ hàng hóa. Trước thời điểm EVFTA có hiệu lực Việt Nam được hưởng cơ chế ưu đãi đơn phương mà EU dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển đó là quy tắc xuất xứ trong GSP.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO): Đây là tiêu chí xác định xuất xứ chặt chẽ nhưng lại phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng hóa được trồng, chăn ni, sản xuất, thu hoạch hồn tồn trên lãnh thổ của một bên tham gia Hiệp định. Mặt hàng gạo, hạt điều, cà phê,…được trồng, thu hoạch và chế biến hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam được xác định là có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
26 Theo Điều 2, tiểu mục 02, phụ lục 2-A Hạn ngạch thuế uan của Việt Nam
27 Phòng thương mại và công nghiệt Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Các Cam kết chính trong EVFTA
https://vcci-hcm.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/Cac-cam-ket-chinh-trong-EVFTA.pdf truy cập ngày
20
Hàng hóa có xuất xứ nhưng khơng thuần túy: Đây là tiêu chí mà hầu hết hàng hóa Việt Nam áp dụng. Hàng hóa, sản phẩm được gia cơng chế biến từ nguồn nguyên liệu có xuất xứ và ngun liệu khơng có xuất xứ. Hàng hóa có thể sản xuất từ nhưng ngun liệu có xuất xứ hoặc khơng có xuất xứ nhưng sau khi cơng đoạn gia cơng chế biến mà làm biến đổi cơ bản bản chất của hàng hóa được coi là hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy.
a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo Điều 6 thông tư 11/2020/TT-BCT thông tư quy định quy tắc xuất xứ
hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu28
“Những hàng hóa có xuất xứ thuần túy chủ yếu thuộc những loại sau: Khống sản khai thác từ lịng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên;
Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên;
Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên; Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên;
Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng, thu được từ săn, đánh bắt tại Nước thành viên;
Sản phẩm thu được từ ni trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên;
Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này;
Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô;
28 Điều 6 thông tư 11/2020/TT-BCT thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa
21
Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên;
Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên;
Hàng hóa được sản xuất hồn tồn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm m khoản này;
Khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.
Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” nêu tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên;
Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên.”
b. Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy
Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy rất phổ biến và được xác định bằng bốn quy tắc sau:
(i). Cách xác định hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy bằng hạn mức tối đa nguyên liệu khơng có xuất xứ được sử dụng29. Hạn mức này được dựa trên tỷ lệ ngun liệu có xuất xứ khơng thuần túy tối đa được sử dụng trên trị giá xuất xưởng của thành phẩm. Đây là một tiêu chí mang tính khác biệt với một số hiệp định khác mà Việt Nam là thành viên thì hầu hết hạn mức dựa trên trị giá FOB của hàng hóa, thành phẩm.
29 Bộ Cơng Thương, Hiệp Định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu ÂU Bình luận của người
22
(ii).Tiêu chí chuyển đổi cơ bản hay cịn gọi là tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) được áp dụng khá phổ biến. Hàng hóa đáp ứng tiêu chí này được sản xuất từ nguyên liệu đã qua chuyển đổi với ba mức độ, chuyển đổi chương, nhóm và phân nhóm.
(iii).Thực hiện cơng đoạn gia cơng hoặc chế biến cụ thể. Tiêu chí này khơng u cầu về nguyên liệu mà phụ thuộc lớn vào quy trình sản xuất.
(iv). Thực hiện công đoạn gia công hoặc chế biến từ những nguyên liệu có xuất xứ thuần túy nhất định.