Tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu Cam kết về quy tắc xuất xứ trong EVFTA – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 56 - 62)

2.2. Đánh giá thực thi cam kết chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

2.2.2. Tự chứng nhận xuất xứ

Từ thời điểm tháng 06/2020 đến hết năm 2022 Việt Nam tồn tại hai loại tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó là tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế GSP và EVFTA. Sau đây là một số thực trạng thực thi:

Hàng nhập khẩu từ thị trường EU:

Hàng hóa nhập khẩu từ EU trước đây mà bây vẫn luôn tự chứng nhận xuất xứ. Không chỉ riêng EVFTA mà với các FTA khác mà EU đã ký kết họ đã sử dụng tự chứng nhận xuất xứ từ rất lâu và không chứng nhận xuất xứ C/O mẫu EUR.1. hàng hóa nhập khẩu từ EU vào thị trường Việt Nam có chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ lên bất kỳ chứng từ liên quan đến hàng hóa. Được biết điều kiện doanh nghiệp được cấp phép mã số tự chứng nhận xuất xứ là khá cao và được kiểm tra, xác minh thường xuyên.

Hàng xuất khẩu sang thị trường EU

Tại Việt Nam với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ người xuất khẩu đăng ký và được cấp mã REX qua hệ thống điện tử. Thương nhân có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý chứng từ chứng minh xuất xứ toàn bộ bằng bản điện tử và cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, giám sát bất cứ lúc nào. Khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu chỉ cần kiểm tra mã số REX tồn tại và lô hàng đương nhiên được cơng nhận có xuất xứ Việt Nam.

Cũng giống như chứng nhận mẫu C/O A trước đây hoặc mẫu C/O EUR.1 thương nhân đã quan thuộc với toàn bộ chứng từ liên quan đến chứng minh xuất xứ lô hàng như: Tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu, hóa đơn, phiếu đóng hàng, bảng kê theo tiêu chí PSR hoặc bảng kê tiêu chí WO, C/O nguyên liệu theo quy định (nếu có). Thương nhân hồn tồn có thể tự chứng nhận xuất xứ lên chứng từ liên quan đến lô hàng.

48

Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu bằng tiếng anh (ngôn ngữ thông dự mà nhà xuất khẩu Việt Nam sử dụng)

The exporter of the products covered by this document (customs authorization No ... (1)) decares that, except where otherwise ceary indicated, these products are of ... (2) preferentia origin.54

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cơ chế khá mới tại Việt Nam và trước đó chưa được áp dụng rộng rãi. Với thị trường của ACFTA hồn tồn khơng đề cập đến cơ chế này. TRong thị trường chung ASEAN việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ là cần thiết và mang nhiều lợi ích nhưng thực tế số lượng áp dụng khơng nhiều. Trước đây tâm lý của doanh nghiệp về tự chứng nhận xuất xứ còn e ngại, lo lắng hơn so với những lô hàng chứng nhận xuất xứ truyền thống. Do hệ thống thông tin chưa minh bạch dẫn đến có nhiều lần cơ quan hải quan Thái Lan và một số nước trong ASEAN đã đặt nghi vấn với những lô hàng tự chứng nhận xuất xứ. Từ những thực tại đó mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn ưa chuộng chứng nhận xuất xứ truyền thống.

Thuận lợi khi thực thi các cam kết quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA và pháp luật Việt Nam.

Việc tham gia vào Hiệp Định EVFTA tạo ra nhiều thuận lợi tích cực cho nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Quy tắc xuất xứ là một cam kết xuất hiện hầu hết trong các FTA là một cam kết quan trọng mang tính quyết định giúp hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi nhất. Các FTA khi ký kết đều quy định các biểu thuế quan ưu đãi, trong đó kèm theo lộ trình cắt giảm thuế quan. Biểu thuế hầu hết sẽ được áp dụng chung cho tất cả các nước tham gia hiệp định, như vậy nếu hàng hóa có xuất xứ EVFTA thì xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng mạnh mà thuế quan lại giảm đáng kể. Chính vì từ việc giảm thuế này mà dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của nguồn hàng nhập khẩu giữa các nước trong FTA. Tận dụng EVFTA, Việt Nam sẽ có thể nhập

54 Theo phụ lục 1 nghị định thư 1 quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý nhà nước về

49

khẩu nguyên liệu có nguồn gốc từ EU với giá thành rẻ hơn, chất lượng hơn đa dạng phong phú hơn.

Áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa nhờ giúp tăng tính nội địa hóa, nâng cao kỹ thuật sản xuất trong nước. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình tìm hiểu thực thi cam kết xuất xứ nhận thấy rằng cần chuyển đổi cơ cấu sử dụng nguyên liệu để đáp ứng tiêu chí xuất xứ khắt khe của EVFTA. Dù đã biết nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhiều của Việt Nam không phải thị trường EU nên để thuận tiện nhất nhà xuất khẩu sử dụng nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Từ những nhu cầu ban đầu ngành sản xuất trong nước dần phát triển làm tăng tỷ lệ nội địa hóa tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí vận chuyển quốc tế, giúp thu được nhiều nguồn lợi từ thuế nội địa.

Từ yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ của hàng nguyên liệu trong EVFTA là cho doanh nghiệp dần chuyển hướng sử dụng nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam. Nguyên liệu xuất xứ từ EU tuy chất lượng cao nhưng giá thành khơng rẻ. Chính vì điều đó mà ngành sản xuất nội địa cần phát triển công nghệ để đưa ra được sản phẩm chất lượng nhất. Đây là thuận lợi lớn, cơ hội mở ra thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất. Những năm bắt đầu thực thi EVFTA cũng là thời điểm đại dịch Covid - -19 đang lan rộng trên toàn thế giới. Việt Nam và nhiều quốc gia gặp phải tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất. Từ những thực tế đó càng thúc đẩy phát triển, chuyển giao công nghệ hiện đại làm tăng lên năng suốt và tiêu chuẩn nội địa.

Từ động lực phát triển nền sản xuất nội địa, thực thi EVFTA gián tiếp làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. hàng hóa xuất khẩu được giảm thuế và nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước không phát sinh thuế xuất nhập khẩu làm cho hàng hóa có giá thành thấp nên có thể tiếp cận nhiều thị trường hơn từ đó doanh thu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng, ngân sách thu của nhà nước tăng lên.

Năng lực cạnh tranh được nâng cao được bắt đầu từ cấp độ doanh nghiệp, cấp quốc gia và cuối cùng là cấp độ giữa nhưng sản phẩm của Việt Nam với những sản phẩm của một số quốc gia trong khu vực ASEAN. Hàng hóa xuất khẩu đáp ứng quy

50

tắc xuất xứ, được công nhận tại nước nhập khẩu càng làm gia tăng sức mạnh trong nội khối và thế giới.

Chuỗi cung ứng hàng hóa ngày càng hồn chỉnh từ thiết kế, nguyên phụ liệu, phân phối trong EVFTA càng nâng cao sức mạnh của xuất xứ hàng hóa. Hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sẽ tận dụng tốt được lưu đãi thuế quan. EVFTA có tác động giúp Việt Nam thu hút được FDI vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. So với trong ASEAN thì Việt Nam là một trong những quốc gia có hiệp định thương mại tư do với Châu Âu sớm nhất, đây chính là điểm thu hút nhà đầu tư nước ngồi. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU chắc chắn thuận lợi hơn rất nhiều đồng thời với chế độ chính sách mở cửa thị trường chắc chắn sẽ tạo thuận lợi luân chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

Năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat), và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU. EU hiện là nhà đầu tư (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến tháng 11 năm 2021 đạt 22,4 tỷ USD.

Tham gia Hiệp định EVFTA chúng ta có thêm cơ hội cải cải thể chế pháp luật để có thể hài hịa với những cam kết quốc tế từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh, tăng tính minh bạch và mở rộng nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó cam kết trong EVFTA có sự bảo hộ rất lớn đến sở hữu trí tuệ góp phần giúp nhà xuất khẩu càng yên tâm đầu tư sáng tạo công nghệ để phát triển sản phẩm.

Phát triển sản xuất nội địa cũng tác động lớn đến việc làm và an sinh xã hội tại Việt Nam. Ngành sản xuất phát triển làm cho gia tăng cơ hội việc làm trong tất cả các ngành nghề. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhiều thu hút nhiều FDI là cơ hội để tiền lương của người lao động tăng lên nhanh chóng.

Sang năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các doanh nghiệp Việt

51

Nam ngày càng tận dụng tốt những lưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Trong khi đó, sau 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, cả Việt Nam và EU đang thích ứng ngày càng tốt hơn với dịch bệnh, cùng đẩy nhanh quá trình tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường. Kinh tế - thương mại Việt Nam – EU với nền tảng vững chắc từ EVFTA sẽ đứng trước nhiều cơ hội triển vọng hậu đại dịch, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai Bên.

Thách thức khi thực thi các cam kết quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA và pháp luật Việt Nam.

Song song với những lợi ích to lớn, kết quả đạt được mà hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam trên khía cạnh kinh tế xã hội và cải cách kinh tế đó chính là những thách thức, có thể kể đến khó khăn là việc tuân thủ và tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa. Thực tế là Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều nguồn nhiên liệu có xuất xứ ngồi EVFTA. Cụ thể tình hình càng rõ rệt khi thực trạng đại dịch COVID – 19 như vừa qua khi các quốc gia áp dụng chính sách đóng cửa biên giới, hạn chế, giãn cách, chúng ta gặp vấn đề lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tăng chi phí vận chuyển quốc tế. Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu những mặt hàng chủ lực của ngành sản xuất xuất khẩu chủ yếu sử dụng giá trị gia tăng từ nước ngoài cao hơn giá trị gia tăng được sản xuất trực tiếp từ trong nước. Với những quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp Việt Nam cần hoạt động tối đa hóa được lợi ích để được hưởng miễn trừ thuế quan cao nhất có thể. Hiện nay trong khu vực Asean, Việt Nam và Singapore là hai quốc gia đã ký thành công hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU những quốc gia khác trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia… cũng đang tiến hành đàm phán với EU. Chính vì vậy tại thời điểm này, tận dụng quy tắc xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với khu vực, đồng thời lợi ích về ưu đãi thuế quan nhập khẩu, cũng làm cho giá thành của thành phẩm cạnh tranh tốt hơn trong khu vực.

Thời điểm EVFTA có hiệu lực cũng là thời gian đại dịch Covid-19 đang xuất hiện trên khắp thế giới làm cho tình hình xuất nhập khẩu gặp nhiều biến động. Có thể nhận thấy mặt hàng xuất khẩu đi EU có thể giảm do một số nguyên nhân khó khăn trực tiếp và gián tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng dịch bệnh làm cho nhu

52

cầu mua hàng giảm sút, nhưng chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển tăng lên, điều kiện xuất nhập khẩu thắt chặt dẫn đến chi phí logistics tăng cao như: cước biển tăng liên tục do sự khan hiếm vỏ container, giá xăng dầu bất ổn làm cho vận chuyển nội địa gặp nhiều khó khăn…

Một số mặt hàng linh kiện điện tử, hàng dệt may, hoa quả đang là những hàng hóa mà Việt Nam dẫn đầu về thương mại với EU và cũng có thể coi là thị trường mới mở rộng của EU trong Đơng Nam Á. Nhưng đây chính là thách thức cho thị trường Việt Nam, vì nếu Việt Nam khơng tận dụng được cơ hội chứng minh nguồn gốc Việt Nam thì sẽ đối diện với nguy cơ cạnh tranh đến từ các quốc gia láng giềng khi EU có thể ký kết hiệp định thương mại tự do với những quốc gia này.

Về quy tắc xuất xứ, nguyên liệu: Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA. EU có thu nhập đầu người cao, mức sống cao, nên thị trường này hết sức khó tính, địi hỏi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn của các quốc gia EU, thì mới tận dụng được các ưu đãi của EVFTA. Các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan, thì nguyên iệu phải đáp ứng một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Yếu tố kỹ thuật của quy tắc xuất xứ hàng hóa cũng được nhắc đến như một thách thức lớn đặt ra cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia các EVFTA. Thuận lợi được nhắc đến nhờ những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật sản xuất sẽ làm đà tăng trưởng sản xuất trong nước, nhưng do yêu cầu cao nên tạm thời chưa đáp ứng được như kỳ vọng. Khó khăn khi tăng tỷ lệ nội địa, đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn, làm cho thị trường bị biến động lớn từ đó làm xáo trộn nguồn cũng cấp nguyên liệu sản xuất.

Việc doanh nghiệp Việt Nam còn chủ quan, chưa thực thi đúng những cam kết trong về quy tắc xuất xứ trong EVFTA làm cho nước nhập khẩu phải sử dụng những biện pháp tự vệ thương mại. Biên pháp này giúp nước nhập khẩu tăng bảo vệ nguồn sản xuất truong nước của họ nhưng gây khó khăn với sản xuất nghuyên liệu của Việt Nam cịn mới, đang trong q trình nghiên cứu và phát triển.

53

Trong nước có sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư nước ngồi có lợi thế về cả tài chính, cơng nghệ và thị trường, khi sản xuất hàng hóa tại Việt Nam, tận dụng nguồn cơng nghệ sẵn có làm cho sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, hưởng lưu đãi thuế quan lớn nhưng lại gây áp lực lớn cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước cả về giá thành và chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được sau hơn một năm EVFTA có hiệu lực, các chuyên gia của VEPR cũng đã chỉ ra những khó khăn mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt như: chi phí thương mại của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN; các biện pháp phi thuế quan và thủ tục hành chính vẫn cịn phức tạp và gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngồi cũng như việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài… Hiện EU cũng đang đàm phán FTA với các quốc gia khác trong khu vực như Thái an, Maaysia, Phiippine và Indonesia. Đây đều là các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang khu vực EU. Do đó, Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của người đi trước để duy trì và phát huy lợi thế sẵn có trong quan hệ thương mại với EU so với các khu vực.

Chứng nhận xuất xứ trong EVFTA mở ra một thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng cao.

Một phần của tài liệu Cam kết về quy tắc xuất xứ trong EVFTA – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)