2.1. Quy định tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu
2.1.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy
Về cơ bản thì tiêu chí xuất xứ WO trong EVFTA cũng giống với tiêu chí WO trong hiệp định ATIGA, RCEP hay các hiệp định ASEAN++ khác (ngoại trừ AKFTA). Hàng hóa được coi là xuất xứ thuần túy nếu:
Là thực vật được trồng và thu hoạch, là động vật sống khi được sinh ra và nuôi dưỡng, là những sản phẩm thu được từ săn bắt, hái lượm, khai thác và chế biến trên tàu, là sản phẩm động vật khi được nuôi dưỡng, sản phẩm được khai thác ngoài vùng lãnh hải, sản phẩm là phế thải hoặc phế liệu trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng...tại một nước thành viên;
Là sản phẩm được sản xuất tồn bộ từ các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ thuần túy đã nêu trên tại một nước thành viên.
Tiêu chí WO được sử dụng với quy định một bên trong EVFTA được coi là một bên trong quy định. Khác với một số ít các FTA khác như CPTPP có quy định mở rộng về tiêu chí xuất xứ WO cho phép sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy
32
từ các nước thành viên khác trong hiệp định để sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ thuần túy - tiêu chí này được gọi là WO-FTA.41
Quy định về tiêu chí xuất xứ trong thủy sản cũng là tiêu chí có nhiều khác biệt với các hiệp định khác cụ thể: Trong EVFTA quy định “Sản phẩm thu được từ ni trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc
nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng42” nhưng trong một số FTA khác
(CPTPP, AKFTA…) lại có quy định rằng thủy sản được coi là có xuất xứ thuần túy nếu được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên. Chính vì quy định mới này cũng giúp tiêu chí xuất xứ hàng thủy sản trở nên dễ thở hơn làm tăng lợi thế hàng xuất khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam .
Hiệp định EVFTA cũng cho phép Việt Nam sử dụng nguyên liệu mực và bạch tuộc từ một nước ASEAN đã ký kết Hiệp định thương mại với EU để sản xuất một số sản phẩm chế biến. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng cơ chế cộng gộp này do ngoài Việt Nam, Singapore là nước ASEAN duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại với EU. Trong khi đó, đây khơng phải là thị trường nhập khẩu chính nguyên liệu mực và bạch tuộc.
Bảng 2.1: Một số sản phẩm áp dụng tiêu chí WO trong EVFTA Phân loại Phân loại
hàng hóa Sản phẩm
Chương 1 Động vật sống
Chương 2 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
Chương 3 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh
không xương sống khác chưa qua công đoạn gia công chế biến
41 Bộ Công Thương, Sổ Tay FTA https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/so-tay-fta.html truy cập
ngày 28/3/3022
42 Điểm g, khoản 1, Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BCT Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp
33
Chương 4 Sản phẩm bơ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, sản phẩm ăn được
gốc động vật, mật ong tự nhiên.
Nhóm 051191 Trứng cá và bọc trứng cá không ăn được
Chương 6 Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành
và cành lá trang trí
Chương 7 Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được
Chương 10 Ngũ cốc
Nhóm 1509
và 1510 Dầu ơ liu và phần phân đoạn của dầu ô liu
Chương 16 Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp các, động vật thân
mềm hoặc động vật thủy sinh khơng xương sống khác
Nhóm 2401 Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá