Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
1.1. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp trực tuyến
1.1.5. Vai trò của giải quyết tranh chấp trực tuyến
Với ý nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại hơn so với phương thức truyền thống, phương thức ODR có vai trị quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả đối với các cơ quan nhà nước. Thể hiện như sau:
- Vai trò đối với người tiêu dùng: Với tâm lý người tiêu dùng ngại kiện tụng do phải đối mặt với cơ quan tư pháp, hoặc ngại khiếu nại nhà sản xuất, doanh nghiệp do mất thời gian đi lại, gặp gỡ. Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình đa dạng hơn trong việc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp mà không cần phải đối mặt trực tiếp. Hơn nữa, phương thức này cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng tham gia quá trình ODR hơn thơng qua một chiếc máy tính hay điện thoại kết nối mạng. Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng tiếp cận với công nghệ thông tin, họ cũng dễ dàng để tự trang bị thêm nhiều kiến thức pháp lý nhằm bảo vệ mình khi tham gia các hoạt động trực tuyến, nâng cao ý thức pháp luật và tuân thủ pháp luật. Ngồi ra, ODR giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người tiêu dùng để giải quyết các tranh chấp đặc biệt là những tranh chấp nhỏ.
- Vai trị đối với các cơng ty, doanh nghiệp: ODR giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thơng để giải quyết tranh chấp có thể đẩy nhanh các thủ tục. Bên cạnh đó, việc sử dụng cơng nghệ cho phép các bên linh hoạt làm việc bất cứ lúc nào thuận tiện (24/7), tức là không chỉ trong giờ làm việc, không giới hạn thời gian giải quyết. Ngoài ra, ODR cho phép các bên có thể lựa chọn bên trung gian giải quyết ở bất cứ đâu trên thế giới và họ có thể liên lạc ngay với các bên hoặc giải quyết mà không cần gặp mặt các bên. Việc này giúp khắc phục các khó khăn khi lựa chọn bên thứ ba giải quyết cũng như những lo lắng về tính khách quan trong q trình giải quyết. Mặt khác, ODR giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí như: Chi phí giao dịch, chi phí giấy tờ do việc gửi và nhận tài liệu đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử mà
không cần thể hiện bằng bất kỳ giấy tờ, văn bản nào. Ngoài ra, thời gian giải quyết tranh chấp rút ngắn giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lưu kho và xử lý hàng hóa trong thời gian tranh chấp. Khi xảy ra vấn đề, các bên có thể giải quyết trực tuyến khiến hàng hóa được giải phóng nhanh chóng, vừa tránh hàng hóa giảm chất lượng theo thời gian, đồng thời tiết kiệm được chi phí lưu kho. Và cuối cùng, ODR giúp các bên có thể giải quyết từ xa, khơng phải trực tiếp gặp mặt nhau, tốn kém chi phí đi lại và sinh hoạt trong thời gian giải quyết tranh chấp.
- Vai trò đối với cơ quan quản lý nhà nước: Giải quyết tranh chấp trực tuyến giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các mâu thuẫn, xung đột trong đời sống kinh tế được giải quyết kịp thời, nhanh chóng hơn, tránh tiêu tốn tài nguyên và nguồn lực xã hội, đồng thời giảm bớt sự mâu thuẫn trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định. Hơn nữa, ODR tăng cường khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước, làm gia tăng hiệu quả hoạt động, giảm thời gian và thủ tục hành chính đồng thời tăng tính minh bạch đối với hoạt động của cơ quan tư pháp, góp phần nâng cao lịng tin của người dân, đồng thời tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các chủ thể, thúc đẩy thương mại trực tuyến phát triển.
Từ các phân tích nêu trên, nhận thấy phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ngày càng có vai trị cao trong hoạt động giải quyết tranh chấp nói chung, khơng cịn ai có thể nghi ngờ về nhu cầu liên tục và ngày càng gia tăng đối với ODR. Với ý nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, phương thức ODR có vai trị ngày càng quan trọng và thể hiện rõ nét đối với các công ty, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả đối với các cơ quan nhà nước như vừa nêu trên.