Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
2.2.4. Về việc gửi thơng báo và trình tự gửi thông báo
Về mặt lý thuyết, tất cả các trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài trực tuyến và quản lý tài liệu sẽ được thực hiện trên nền tảng ODR và thông báo sẽ được gửi đến tài khoản trực tuyến của các bên; các quy trình GQTC trực tuyến được thiết kế và hướng tới là những quy trình GQTC “khơng giấy tờ”. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định của pháp luật trọng tài thương mại cũng như thực tiễn GQTC tại trọng tài hiện nay lại chưa đi theo hướng này, cụ thể:
Tại Điều 12 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có quy định như sau: “Trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài, các tài liệu của mỗi bên phải được gửi
tới Trung tâm trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có 01 bản, bên kia 01 bản và 01 bản lưu tại Trung tâm trọng tài”. Như vậy, Luật trọng
tài hiện hành chỉ quy định về số lượng các bản gửi đến Trung tâm trọng tài mà không quy định về phương thức gửi trực tuyến đến Trung tâm trọng tài.
Tham khảo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) cũng không quy định về phương thức giao nhận tài liệu chứng cứ bằng phương thức trực tuyến.26
Đối chiếu sang tố tụng Tòa án, theo quy định tại Điều 173 của BLTTDS 2015 có quy định về phương thức thơng báo, tống đạt bằng phương tiện điện tử.
Ngoài ra, tại Điều 20, Điều 21 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn cụ thể về việc Tịa án cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
26 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).