Phân loại trọng tài thương mại trực tuyến

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 36 - 37)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

1.3. Khái quát về trọng tài thương mại trực tuyến

1.3.2. Phân loại trọng tài thương mại trực tuyến

Như phân tích ở trên, trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC bằng trọng tài thông qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, tùy vào mức độ tham gia của các phương tiện điện tử trong quá trình tố tụng, có thể phân loại trọng tài trực tuyến thành hai loại như sau:

- Thứ nhất, mức độ phụ thuộc vào cơng nghệ hồn tồn: Ở mức độ này, trọng tài trực

tuyến sẽ hồn tồn ứng dụng cơng nghệ vào GQTC. Việc áp dụng công nghệ không chỉ sử dụng ở mức độ trao đổi, xử lý, lưu trữ thơng tin mà cịn tham gia sâu hơn vào cả quá trình ra phán quyết. Cơ chế này có thể được sử dụng trong tương lai với sự phát triển hơn nữa của cơng nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

Trong trường hợp này, cơng nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để thay thế các Trọng tài viên là con người để đưa ra phán quyết cuối cùng của vụ việc dựa trên lập luận của các bên cũng như áp dụng pháp luật. “Trọng tài điện tử” hoặc

“Trọng tài máy” có thể tham gia GQTC với vai trị bình đẳng như một “Trọng tài con người” tùy vào quyền tự do lựa chọn trọng tài của các bên tranh chấp. Một tranh chấp có thể hồn tồn được xét xử qua “Trọng tài điện tử” hoặc kết hợp giữa

“Trọng tài điện tử” và “Trọng tài con người”. (Hà Công Anh Bảo 2020, tr.86)

- Thứ hai, mức độ phụ thuộc công nghệ không hồn tồn: Vai trị của cơng nghệ bị

hạn chế trong giao tiếp và trao đổi thông tin. Trong bối cảnh hiện nay, mức độ phụ thuộc này có vẻ phù hợp khi mà vai trị cơng nghệ bị giới hạn trong việc giao tiếp và trao đổi thơng tin. Trong đó, các Trọng tài viên làm việc trực tuyến với các bên tranh chấp qua việc sử dụng các phương tiện điện tử như email, tin nhắn tức thời, điện thoại và diễn đàn thảo luận. Phương thức trực tuyến ở đây dùng để chỉ việc liên lạc thông qua một phương tiện điện tử và môi trường mạng, bao gồm việc sử dụng điện thoại bàn hoặc di động, fax, hoặc thư điện tử hoặc bất kì phương tiện nào khác thơng qua mơi trường mạng. Về q trình GQTC, trọng tài trực tuyến có thể tiến hành hồn tồn trên mơi trường mạng hay được tiến hành kết hợp trực tuyến với các phương tiện truyền thống. Với trọng tài trực tuyến một phần, các công cụ đã đề cập trước đó cũng được sử dụng nhưng cịn kết hợp với các cơng cụ truyền thống khác như bưu điện để

chuyển giao bằng chứng, liên lạc và đưa ra phán quyết. Với trọng tài trực tuyến tồn bộ, cả q trình giải quyết sẽ dựa vào các phương tiện trao đổi trực tuyến như email, hội nghị trực tuyến và các công cụ giao tiếp khác, thậm chí là một nền tảng hồn chỉnh được tạo ra nhằm phục vụ cho q trình GQTC. Bên cạnh đó, cơng nghệ cịn là một cơng cụ hữu ích để quản lý dữ liệu và chuẩn bị tài liệu cho phiên họp. Gần đây, tại Việt Nam có một số tổ chức trọng tài bắt đầu sử dụng một số cấp độ hỗ trợ công nghệ để giải quyết tranh chấp như sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin và phiên họp trực tuyến để giải quyết tranh chấp.11

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w