Khái niệm trọng tài thương mại trực tuyến

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

1.3. Khái quát về trọng tài thương mại trực tuyến

1.3.1. Khái niệm trọng tài thương mại trực tuyến

Trong giai đoạn hiện nay, trọng tài thương mại ngày càng trở thành một cơ chế GQTC phổ biến và hiệu quả bên cạnh các phương thức GQTC truyền thống nhờ tính linh hoạt, bảo mật, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơn nữa, Cơng ước về cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi (cịn gọi là Công ước New York 1958) với hơn 165 quốc gia thành viên đã tạo lợi thế to lớn cho phương thức giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài so với các phương thức khác, đặc biệt đối với các tranh chấp xuyên biên giới quốc gia.

Theo quy tắc trọng tài trực tuyến của Hiệp hội trọng tài Nga (thơng qua ngày 15/9/2015, có hiệu lực từ ngày 01/10/2015) trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC thương mại phát sinh từ quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng bằng việc gửi và lưu trữ thông tin qua các phương tiện điện tử.9 Như vậy, trọng tài trực tuyến là một loại trọng tài cụ thể sử dụng các ưu điểm của máy tính và cơng nghệ internet, trong một phần hoặc tồn bộ quy trình tố tụng trọng tài được thực hiện trên phương tiện điện tử, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông như email, trao đổi qua video, chữ ký điện tử (e-signature), hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến, các phần mềm đặc biệt,... mỗi yếu tố của trọng tài như phán quyết trọng tài, thoả thuận trọng tài, việc lựa chọn và chỉ định Trọng tài viên, xuất trình, tạo lập chứng từ, phiên tồ,… có thể được tiến hành thơng qua trao đổi thơng tin điện tử theo các tiêu chuẩn nhất định. Cũng có ý kiến khác cho rằng, trọng tài trực tuyến thực chất là phiên bản điện tử của trọng tài truyền thống, bao gồm các thành phần của trọng tài truyền thống bắt đầu bằng “thỏa thuận trọng tài trực tuyến” và kết thúc bằng “phán quyết trọng tài trực tuyến”.10 Trọng tài trực tuyến chỉ diễn ra trong quá trình sử dụng internet và cơng nghệ kỹ thuật số. Trong phương thức này, Trọng tài viên được chỉ định bởi các bên hoặc bởi một tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận sẽ GQTC và đưa ra một phán quyết trọng tài, sau khi nghe các lập luận của các bên và kiểm tra bằng chứng của họ. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các chủ thể tham gia với quy trình tích hợp sử dụng các thiết bị phần cứng và phần mềm tinh vi để tạo thuận tiện trong q trình GQTC.

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC bằng trọng tài thông qua các phương tiện điện tử trong một phần hoặc tồn bộ q trình tố tụng nhằm hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch.

9 Russian Arbitration Association Online Arbitration Rules, Approved on 15 September 2015 by the Board Resolution of the Russian Arbitration Association.

10 Chinthaka Liyanage, 2010, Online arbitration compared to offline arbitration and the reception of online consumer arbitration: an overview of the literature, (No.1) (2010)22 Sri Lanka JiL, tr.173

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w