Đặc điểm trọng tài thương mại trực tuyến

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 37 - 40)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

1.3. Khái quát về trọng tài thương mại trực tuyến

1.3.3. Đặc điểm trọng tài thương mại trực tuyến

Ngoài những đặc điểm chung của phương thức GQTC trực tuyến như: Tính phi biên giới, tính hiện đại, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, tính đa dạng chủ thể trong tranh chấp, tính minh bạch, tính rủi ro thì phương thức GQTC bằng trọng tài trực tuyến có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó

khi các bên tự nguyện thỏa thuận lựa chọn giải quyết tại trọng tài. Phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được tồn quyền tự lựa chọn Trọng tài viên. Các Trọng tài viên ngoài am hiểu pháp luật thì cịn có kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp.

Thứ hai, trọng tài là hình thức GQTC với sự tham gia của bên thứ ba khách

quan để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp như một bản án của Tòa án. Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên, các bên khơng có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với Tòa án.

11 Điều 25 của Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Điều 26 Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).

Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết phi chính phủ nên khơng

mang tính quyền lực nhà nước như Tịa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.

Thứ tư, trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực nhà

nước trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tịa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…

Thứ năm, thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và

địa điểm GQTC. Hơn nữa, nguyên tắc GQTC của trọng tài không công khai giúp các bên bảo vệ được uy tín của mình và các bí mật kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

GQTC bằng phương thức trực tuyến ngày càng có vai trị quan trọng trong hoạt động GQTC nói chung, vì ODR có tính chất phi biên giới, có tính minh bạch cao do kết hợp linh hoạt giữa các phương thức GQTC truyền thống và CNTT với quy trình tương đối đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của các bên, từ đó góp phần GQTC một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với các điều kiện như hiện có, Việt Nam hồn tồn có thể áp dụng và triển khai có hiệu quả ODR. Đây hứa hẹn là một giải pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trực tuyến một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch. Tuy nhiên, để mở đường cho ODR phát triển ở Việt Nam, trước tiên cần có sự tiên phong đi đầu của các doanh nghiệp trong việc áp dụng ODR, cùng với đó là sự hỗ trợ của các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng chính sách và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng ODR.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VỀ HÒA GIẢI, TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w