Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
2.2.2. Về thủ tục khởi kiện
Khi xảy ra tranh chấp thương mại mà giữa các bên đã có thỏa thuận GQTC bằng trọng tài. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tại trung tâm trọng tài thì nguyên đơn làm đơn khởi kiện gửi đến trung tâm trọng tài. Trường hợp các bên chọn giải quyết tại trọng tài vụ việc thì nguyên đơn gửi đơn khởi kiện cho bị đơn.
Ngồi những nội dung khác thì đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của các bên liên quan; tóm tắt nội dung vụ việc tranh chấp; căn cứ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ; các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ việc tranh chấp. Ngoài ra, trong đơn khởi kiện, nguyên đơn có quyền chọn Trọng tài viên hoặc đề nghị Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Gửi cùng đơn khởi kiện, nguyên đơn phải gửi kèm thỏa thuận trọng tài và các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 khơng có quy định về việc gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng phương tiện điện tử. Tại Điều
22 https://www.viac.vn/thu-tuc-trong-tai/trong-tai-thuong-mai-va-cmcn-40-thoa-thuan-trong-tai-duoc-xac-lap-
bang-truy-cap-website-browsewrap-va-nhap-chuot-clickwrap-gia-tri-phap-ly-va-thuc-tien-ap-dung-
a120.html#:~:text=H%C3%ACnh%20th%E1%BB%A9c%20browse%2Dwrap%20l%C3%A0,qua%20h%C3 %ACnh%20th%E1%BB%A9c%20browse%2Dwrap, truy cập ngày 03/6/2022.
12 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chỉ có quy định Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài có thể gửi thơng báo cho các bên bằng các phương tiện điện tử như: fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc các phương thức khác có ghi nhận việc gửi này mà khơng có quy định các bên tranh chấp có thể gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Trung tâm trọng tài bằng phương tiện điện tử.
Tham khảo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) cũng khơng quy định các bên tranh chấp có thể gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Trung tâm trọng tài bằng các phương tiện điện tử.23
Ngoài ra, các quy định về bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ; đơn kiện lại của bị đơn; rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại, sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại quy định trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Quy tắc tố tụng trọng tài của các Trung tâm trọng tài nêu trên cũng khơng có quy định nào về việc các bên có thể gửi bằng phương tiện điện tử.
Đối chiếu sang thủ tục gửi đơn khởi kiện tại Tòa án, theo quy định tại Điều 190 của BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện: “Ngoài thủ tục gửi đơn khởi
kiện bằng phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tịa án theo đường dịch vụ bưu chính, người khởi kiện cịn có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tịa án (nếu có)”. Đây là một trong những điểm mới của BLTTDS năm 2015 nhằm tiến tới hiện đại hóa hoạt động của Tịa án và tạo mọi thuận lợi cho người khởi kiện.
Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể việc GDĐT trong hoạt động tố tụng được quy định như sau:
23 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).
-Thứ nhất, việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, cấp, tống đạt, thông báo
văn bản bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của BLTTDS, Luật TTHC, Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP và pháp luật về GDĐT.
-Thứ hai, người khởi kiện, tham gia tố tụng có thể gửi và nhận hoặc chỉ nhận dữ liệu
điện tử với Tòa án.
-Thứ ba, việc bắt đầu giao dịch, ngừng giao dịch được thực hiện kể từ ngày có thơng
báo chấp nhận của Tòa án.
-Thứ tư, trường hợp người khởi kiện, người tham gia tố tụng thực hiện GDĐT với
Tịa án thì Tịa án có trách nhiệm thực hiện cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử cho họ. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng vẫn có quyền gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
Để thực hiện việc gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến thì người khởi kiện, người tham gia tố tụng bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
1. Có máy tính kết nối mạng internet;
2. Có chữ ký số còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận (người khởi kiện, người tham gia tố tụng liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ như: Viettel-CA, FPT-CA, BKAV-CA, Netnam-CA, VNPT-CA… để đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số);
3. Có tài khoản giao dịch trực tuyến. Để đăng ký tài khoản giao dịch trực tuyến, người khởi kiện, người tham gia tố tụng thực hiện theo hướng dẫn.24 Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn người khởi kiện, người tham gia tố tụng khi thực hiện việc gửi thông điệp dữ liệu điện tử cho Tòa án phải sử dụng chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện
24 https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/vb-huong-dan?dDocName=TAND055163, truy cập ngày 11/6/2022.
tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận để ký thông điệp dữ liệu điện tử. Như vậy, với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ trong thời đại ngày nay, có nhiều phương pháp tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho các tài liệu, chứng cứ giao nộp bằng phương thức điện tử. Tòa án nhân dân tối cao đã và đang hiện đại hóa hoạt động xét xử của mình thơng qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào q trình giải quyết tranh chấp. Mặc dù, đây chỉ là những quy định đối với việc gửi đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ tại Tòa án nhưng là tiền đề để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo trong việc xây dựng chính sách và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng ODR.
Tham khảo mơ hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trực tuyến tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC), theo đó các bên có nhu cầu sử dụng trọng tài trực tuyến để GQTC thì họ sẽ phải thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn đăng tải trên hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập vào hệ thống. Bước 2: Chọn phương thức trọng tài trực tuyến.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin của bên yêu cầu (bên khởi kiện) và bên được yêu cầu (bên bị khởi kiện), lúc này bên yêu cầu sẽ phải đăng tải ảnh xác minh nhân thân của mình.
Bước 4: Điền thơng tin tranh chấp và u cầu giải quyết tranh chấp. Bước 5: Đăng tải chứng cứ, bằng chứ (nếu có).
Bước 6: Chọn Trọng tài viên.
Bước 7: Thanh tốn và xác nhận thanh tốn.25
Sau đó, các bên sẽ chờ để thực hiện các thủ tục trọng tài tiếp theo theo hướng dẫn và yêu cầu của HIAC.
Những bước đi về Trọng tài trực tuyến tại một số Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy một xu hướng mới về GQTC thương mại. Các
Trung tâm Trọng tài đã có những nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình giải quyết tranh chấp cũng như pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi nhằm kiểm sốt hoạt động thương mại điện tử hướng tới bảo vệ người tiêu dùng thông qua các quy định về hoạt động giải quyết tranh chấp.