Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải, trọng tà
tương đối đầy đủ để có thể triển khai phương thức GQTC này, vì vậy khả năng áp dụng hịa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam là hồn tồn có thể phát triển được một cách nhanh chóng.
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế xây dựng khung pháp lý về hòa giải,trọng tài trực tuyến trọng tài trực tuyến
2.3.1. Cơ sở pháp lý cho sự hình thành trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc
Có thể nói, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật này điều chỉnh giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài trực tuyến tại Trung Quốc nhưng cũng khơng có bất kỳ quy định nào loại trừ các phương thức này. Các phương thức này được điều chỉnh bởi pháp luật về trọng tài truyền thống. Bởi lẽ, ở Trung Quốc, giải quyết tranh chấp trực tuyến chỉ được coi là một nền tảng giải quyết tranh chấp chứ không phải là các cách thức được thừa nhận rộng rãi. Dựa trên các quy định về trọng tài thương mại truyền thống và các quy định pháp luật có liên quan đã tạo nền tảng cho hoạt động của trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc phát triển, cụ thể:
- Về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử: Trung Quốc đã ban hành Luật Chữ ký Điện tử năm 200431, trong đó có các quy định cụ thể về dạng văn bản, yêu cầu đối với mẫu bản gốc, yêu cầu bảo quản tài liệu, tính trung thực của bất kỳ thơng điệp dữ liệu nào làm bằng chứng gửi và nhận bất kỳ thông điệp dữ liệu nào, chữ ký điện tử và chứng nhận,...
30 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC).
31 Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Chữ ký điện tử được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/4/2005.
- Về giá trị pháp lý của hợp đồng được lập dưới dạng điện tử: Pháp luật hợp đồng của Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận tính hợp lệ của hợp đồng dưới dạng điện tử vào năm 199932, theo cách lý giải hình thức bằng văn của một hợp đồng nghĩa là bản ghi nhớ hợp đồng, thư hoặc thư điện tử (bao gồm cả bức điện, telex, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và thư điện tử),... có khả năng thể hiện nội dung của nó dưới dạng hữu hình.
- Về tính hợp lệ của thỏa thuận trọng tài được lập bằng dữ liệu điện tử: Điều 16 của Luật Trọng tài Trung Quốc33 quy định rằng “thỏa thuận trọng tài bao gồm các điều
khoản trọng tài được quy định trong hợp đồng và bất kỳ hình thức thỏa thuận bằng văn bản nào khác được ký kết trước hoặc sau khi các tranh chấp được đưa đến trọng tài”. Như vậy, Luật khơng có quy định nào khác về hình thức viết. Tuy nhiên,
ngày 23 tháng 8 năm 2006, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành một số giải thích về việc thực hiện Luật Trọng tài (Bản giải thích 2006). Điều 1 của Bản giải thích năm 2006 chỉ ra rằng “Các dạng văn bản khác” như: Các hình thức hợp đồng, thư hoặc thơng điệp dữ liệu (bao gồm điện báo, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và e- mail),... Tịa án nhân dân tối cao cơng nhận tính hợp lệ của các hình thức điện tử của thỏa thuận trọng tài trong Bản giải thích 2006.
- Về thành viên hội đồng trọng tài: Căn cứ vào giá trị tranh chấp hoặc loại tranh chấp mà sẽ có số thành viên thuộc hội đồng phù hợp. Tranh chấp không vượt qua 500.1 USD sẽ được giải quyết bởi một Trọng tài viên, trong khi vượt quá số này sẽ được
giải quyết bởi một hội đồng gồm ba Trọng tài viên, với các tranh chấp nhỏ liên quan tới hợp đồng mua hàng trực tuyến tranh chấp nợ tín dụng thì chỉ có một Trọng tài viên.
- Về thủ tục, giải quyết tranh chấp trực tuyến bằng trọng tài sẽ được thực hiện thơng qua thủ tục viết. Theo đó, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra các câu hỏi và các bên sẽ trả lời thơng qua chính nền tảng trực tuyến đó trong vịng năm ngày. Quy trình này có thể được chuyển thành giải quyết trực tiếp nếu các bên không cung cấp tài liệu
33 Luật Trọng tài Trung Quốc được thông qua tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ của Kỳ họp Quốc hội Trung hoa thứ 8 ngày 31/10/1994.
hoặc không trả lời các câu hỏi được đưa ra, khi các bên đồng ý chuyển từ trực tuyến sang trực tiếp hoặc khi các thành viên trọng tài quyết định phải quyết trực tiếp cho các tranh chấp phức tạp.
- Về công nhận thủ tục và quy tắc của trung tâm trọng tài: Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành hướng dẫn một số quy định thi hành phán quyết của trọng tài vào ngày 23/2/201834, trong đó Điều 14 của hướng dẫn trên giải thích nếu các bên trong quá trình GQTC bằng trọng tài biết hoặc phải biết các thủ tục trọng tài theo luật định hoặc các quy tắc trọng tài được lựa chọn đã không được tuân thủ nhưng vẫn tham gia hoặc tiếp tục tham gia tố tụng trọng tài mà khơng phản đối thì sau khi có phán quyết trọng tài ban hành thì Tịa án sẽ khơng hỗ trợ đơn xin từ chối thi hành phán quyết trọng tài. Mặc dù thông báo này không đề cập trực tiếp đến trọng tài trực tuyến, nhưng trọng tài trực tuyến cũng thuộc trọng tài thương mại, vì vậy nó có hiệu lực áp dụng. Với hướng dẫn này của Tòa án sẽ hạn chế được các yêu cầu tuyên bố hủy phán quyết trọng tài vì sự vi phạm thủ tục của quy tắc trọng tài trực tuyến trong xét xử.
- Về quy trình GQTC thương mại bằng trọng tài trực tuyến: Trên cơ sở Luật Trọng tài, quy trình GQTC bằng trọng tài trực tuyến ở Trung Quốc được xây dựng theo các bước sau:
(1) Các bên nộp hồ sơ vụ việc lên cơ quan trọng tài. Hồ sơ bao gồm: Thỏa thuận trọng tài và đơn xin GQTC bằng trọng tài ở dạng điện tử (các mục trong đơn xin trọng tài được quy định như Điều 23);
(2) Cơ quan trọng tài xem xét phạm vi vụ việc, sau đó gửi thơng báo chấp nhận hoặc từ chối giải quyết. Nếu chấp nhận, cơ quan sẽ tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài theo quy định trong Điều 24 và gửi quy tắc trọng tài cho các bên thông qua địa chỉ thư điện tử mà đương sự đã đăng ký trong hồ sơ;
(3) Trọng tài tiến hành GQTC bằng việc xem xét bằng chứng và nghe lập luận từ các bên, hoặc lời khai của nhân chứng. Q trình này có thể diễn ra thơng qua hội nghị truyền hình (video conference), cuộc họp trực tuyến (online meeting);
(4) Các bên có thể tiến hành hịa giải sau khi nộp tranh chấp đến trọng tài. Nếu hịa giải thành cơng, Trọng tài viên sẽ tun bố hịa giải hoặc đưa ra phán quyết theo thỏa thuận hòa giải của hai bên. Ngược lại, trọng tài sẽ cân nhắc và đưa ra phán quyết của mình theo đúng quy định pháp luật;
(5) Sau khi Trọng tài viên đưa ra phán quyết cuối cùng. Các bên sẽ thực hiện theo đúng phán quyết của trọng tài.
Theo Điều 40 của Luật Trọng tài, q trình GQTC được diễn ra khơng cơng khai, nếu các bên có u cầu cơng khai thì cuộc họp sẽ được mở như u cầu, trừ trường hợp có bí mật quốc gia.
Mặc dù Trung Quốc chưa ban hành đạo luật cụ thể nào về ODR, trong đó có trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên ở Trung Quốc có một điểm đặc biệt là có hệ thống các quy định giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài trực tuyến tư nhân hết sức phát triển. Đây là kinh nghiệm để Trung Quốc phát triển pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến.
2.3.2. Cách xây dựng và triển khai hòa giải, trọng tài trực tuyến của Liênminh châu Âu minh châu Âu
EU được đánh giá là khu vực có nền tảng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng phát triển nhất trên thế giới. Từ lâu, EU đã nhận thấy ODR sẽ giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT, từ đó góp phần vào sự phát triển thị trường này, đặc biệt đối với các giao dịch xuyên biên giới.
Với việc 57% người tiêu dùng sử dụng mua sắm trực tuyến và có tới 21% có vấn đề khi mua sắm trực tuyến trong đó chủ yếu các khiếu nại liên quan đến quần áo, giày dép, vé máy bay và hàng cơng nghệ, nhưng có đến 78% người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU) đã khơng thực hiện bất kỳ hành động gì vì cho rằng sẽ mất nhiều chi phí, thời gian và phức tạp (Hà Cơng Anh Bảo 2020, tr.214). Điều này đã đòi hỏi
EU phải xây dựng những phương thức GQTC phù hợp, trong đó có hịa giải trực tuyến. Theo đó, EU đã ban hành các quy định về ODR trong các văn bản sau:
- Chỉ thị hòa giải 2008/52/EC (Chỉ thị 52)35 về một số khía cạnh hịa giải về dân sự và thương mại của Nghị viện và Hội đồng châu Âu là tiền đề cho EU triển khai hòa giải trực tuyến. Chỉ thị cho phép các bên hòa giải đạt được một thỏa thuận giống như phán quyết của tịa. Theo đó, các thỏa thuận đó sẽ được cơng nhận và thi hành trong EU theo các điều kiện giống nhau như phán quyết của Tòa án và trọng tài. Điều này giúp cho các thỏa thuận trực tuyến sẽ được đối xử như nhau. Hơn nữa, Chỉ thị còn yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo rằng các bên chọn hịa giải khơng bị ngăn cản khi chọn toà án hoặc trọng tài liên quan đến tranh chấp đó khi q trình hịa giải hết hạn. Chỉ thị này là cơ sở quan trọng, là nền tảng để xây dựng niềm tin cho người dân EU đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hịa giải nói chung và hịa giải trực tuyến nói riêng.
- Chỉ thị số 11/2013/EU về công nhận và áp dụng phương thức ADR để GQTC giữa người tiêu dùng và thương nhân (Chỉ thị 11)36. Ngoài ra, Điều 5 và Điều 8 của Chỉ thị 11 đề cập đến 2 vấn đề chính: (i) yêu cầu về chất lượng của thực thể ADR, và (ii) xây dựng một nền tảng để giải quyết các tranh chấp trực tuyến xuyên biên giới
trong khối EU.
- Quyết định số 524/2013/EU về GQTC trực tuyến với người tiêu dùng (Quyết định 524)37. Đây là văn bản quan trọng về việc áp dụng phương thức ODR trong khuôn khổ EU. Quyết định này nhấn mạnh tới đối tượng của tranh chấp trực tuyến, mục đích, phạm vi và cụ thể hóa các thủ tục ODR và việc hình thành các đầu mối liên lạc để hỗ trợ quá trình GQTC.
35 Directive 2008/52/EC of the European Parliament and of the Council of 21 May 2008 on certain aspects of mediation in civil and commercial matters, Official Journal of the European Union, L 136/3, 24.05.2008, tr. 3-8.
36 Directive 2013/11/EU of the European Parliament and of the Council of 21 May 2013 on alternative dispute resolution for consumer disputes and amending Regulation (EC) No 2006/2004 and Directive 2009/22/EC, Official Journal of European Union, L 165, 18.06.2013, tr. 63-79.
37 Regulation (EU) No 524/2013 of the European Parliament and of the Council of 21 may 2013 on online dispute resolution for consumer disputes and amending Regulation (EC) No 2006/2004 and Directive 2009/22/EC, Official Journal of European Union, L 165, 18.06.2013, tr. 1-12.
Việc ban hành các văn bản này cho thấy sự nắm bắt xu thế kịp thời của EU trong việc giải quyết những tranh chấp cho người tiêu dùng, còn người tiêu dùng ngày càng thực hiện giao dịch trực tuyến và số lượng thương nhân tham gia cũng ngày càng gia tăng. Có thể thấy rằng, Chỉ thị 11 và Quyết định 524 đã quy định chi tiết về phạm vi áp dụng, trình tự thủ tục, cơ chế hoạt động, đưa ra định nghĩa rõ ràng về các chủ thể tham gia và các yếu tố khác của ODR được pháp luật điều chỉnh.
2.3.3. Cơ sở pháp lý để phát triển hòa giải trực tuyến ở Ấn Độ
Hịa giải trực tuyến khơng được quy định một cách trực tiếp trong hệ thống pháp luật của Ấn Độ, tuy nhiên dựa trên nền tảng pháp lý có sẵn của mình, chúng ta thấy hịa giải trực tuyến có thể được thừa nhận một cách hợp pháp ở Ấn Độ nhờ những cơ sở sau đây:
Hịa giải khơng được xem là phương thức GQTC thương mại chủ đạo ở Ấn Độ nếu so sánh với Tịa án và trọng tài. Chính vì vậy, hịa giải thương mại ở Ấn Độ dù đã được ban hành vào năm 1996 khi quốc hội Ấn Độ sửa đổi BLTTDS (CPC) và đưa ra mục 89, cho phép các Tòa án GQTC trực tiếp bằng hòa giải nhưng cũng khơng hiệu quả bằng Tịa án. Thậm chí năm 2004, Ấn Độ đã ban hành các quy tắc Hòa giải những quy tắc này khơng bao qt đầy đủ quy trình hịa giải. Hơn nữa, các quy tắc này đã được soạn thảo một cách qua loa vì chúng dường như ít nhiều được dỡ bỏ khỏi Luật Trọng tài và Hòa giải năm 1996, điều này tạo ra sự thiếu tự tin và khơng chắc chắn cho quy trình hịa giải ở Ấn Độ.
Ấn Độ đã cụ thể hóa chủ trương này khi gần đây đã có sự gia tăng về sự cơng nhận của hòa giải, bằng chứng là cơ quan lập pháp của Ấn Độ đã đưa nội dung hòa giải vào Luật Công ty năm 2013, Luật Phá sản năm 2016, cũng như Luật Tòa án Thương mại năm 2015, cùng với các luật khác. Mặc dù các đạo luật khác nhau đã trao cho các bên quyền tự chủ để GQTC của họ thơng qua hịa giải và tồn tại các biện pháp tham gia phiên tòa cũng như tư nhân trong hịa giải, vẫn có sự khan hiếm hướng dẫn thủ tục rõ ràng về khía cạnh này, do đó việc ban hành Luật Tòa án Thương mại năm 2015 và được sửa đổi năm 2018 theo đề nghị của Tòa án tối cao thực sự là một đề xuất đầy hứa hẹn cho hoạt động hòa giải ở Ấn Độ, khi mà phần 12A của Luật này
quy định bắt buộc tổ chức hòa giải trước khi khởi kiện theo các quy tắc của Toà án Thương mại.
Chủ động tham gia vào Cơng ước hịa giải Singapore: Năm 2019, Ấn Độ là một trong 46 quốc gia đầu tiên ký kết Công ước Liên hợp quốc về các Hiệp định hòa giải quốc tế, thường được gọi là Cơng ước hịa giải Singapore (SMC). Các quốc gia ký kết cam kết tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại và thương mại quốc tế bằng cách thiết lập các hệ thống hiệu quả để giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. Đây sẽ là tiền đề tạo thuận lợi cho việc cơng nhận các quyết định hịa giải trực tuyến xun biên giới. (Hà Cơng Anh Bảo 2020, tr.232)
Nhìn chung, ODR vẫn chưa phát triển ở Ấn Độ, các phương thức truyền thống vẫn là phổ biến hơn cả. Trong khi đó, giải quyết thơng qua các nền tảng trực tuyến chưa được pháp luật điều chỉnh.
2.3.4. Pháp luật về hòa giải trực tuyến ở Hàn Quốc
Hàn Quốc khơng có luật riêng điều chỉnh hoạt động hòa giải tư. Hòa giải chủ yếu là hòa giải theo luật do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc hòa giải gắn với hoạt động của Tịa án. Hịa giải khơng được hiểu là quy trình được định nghĩa theo Công ước Singapore hay Luật Mẫu về hịa giải của UNCITRAL mà là một quy trình pháp định. Các bên tranh chấp buộc phải hòa giải ngay cả khi khơng có thỏa thuận GQTC bằng phương thức này giữa họ. Phương thức hòa giải này được cung cấp như một thủ tục hành chính miễn phí để khuyến khích các bên dàn xếp tranh chấp của họ.
Hòa giải theo luật do các cơ quan nhà nước tiến hành, khi đó kết quả hịa giải có hiệu lực như bản án của Tịa án. Các Ủy ban hòa giải theo Luật gồm: Ủy ban