Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 91)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của hòa

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh

chấp thương mại bằng hòa giải, trọng tài trực tuyến

Nếu như EU có Quyết định số 524 về GQTC trực tuyến với người tiêu dùng. Đây là văn bản quan trọng về việc áp dụng phương thức ODR trong EU thì tại Việt Nam lại thiếu vắng những quy định trực tiếp về phương thức này. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật, như sau:

Thứ nhất, tại Điều 3 về giải thích từ ngữ của Luật Trọng tài thương mại năm

2010 chưa có điều khoản giải thích về Trọng tài thương mại trực tuyến. Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến như nêu trong các phần trên. Qua việc học hỏi các kinh nghiệm này, tác giả đề xuất bổ sung thêm điều khoản giải thích về Trọng tài thương mại trực tuyến như sau:

“Trọng tài trực tuyến là phương thức GQTC bằng trọng tài thông qua các phương tiện điện tử trong một phần hoặc toàn bộ quá trình tố tụng nhằm hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch”.

Thứ hai, một trong những tiện lợi của ODR so với phương thức truyền thống

là sự nhanh chóng, biểu hiện qua việc giao nhận các tài liệu thông qua phương tiện điện tử. Tuy nhiên, tại Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo khơng có quy định về việc gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử. Tác giả đề xuất bổ sung thêm điều khoản như sau:

“Các bên gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử đến Trung tâm trọng tài, Trọng tài viên thông qua Cổng thông tin điện tử của Trung tâm trọng tài, nền tảng trọng tài trực tuyến (nếu có) hoặc các phương tiện điện tử khác”.

Thứ ba, như phân tích ở các phần nêu trên, xác định địa điểm GQTC đóng vai

trị quan trọng trong q trình xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài cũng như ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết sau này. Ngoài ra, việc xác định địa điểm GQTC cũng có ý nghĩa trong việc xác định tồ án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài. Tuy nhiên, tại Điều 11 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định địa điểm GQTC là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành GQTC với việc quy định cách xác định địa điểm GQTC này sẽ không bao quát được phương thức GQTC bằng trọng tài trực tuyến diễn ra trên môi trường mạng. Tác giả đề xuất sửa đổi bổ sung một phần điều luật trên như sau:

“Các bên có quyền thoả thuận địa điểm GQTC trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm GQTC có thể là địa điểm cụ thể hoặc

trên môi trường mạng. Trong trường hợp địa điểm GQTC là mơi trường mạng thì sẽ được coi là GQTC tại nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở hoặc nơi Tịa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc”.

Thứ tư, một quy trình khơng thể thiếu của phương thức trọng tài trực tuyến là

tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến. Mặc dù hiện nay một số trung tâm trọng tài đã quy định về phiên họp GQTC trực tuyến thông qua một số hình thức như teleconference, video-conference hoặc các hình thức thích hợp khác. Tuy nhiên, tại Điều 55 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về trình tự, thủ tục phiên họp GQTC lại chưa có quy định về phiên họp GQTC trực tuyến. Tác giả đề xuất bổ sung thêm điều khoản về phiên họp GQTC trực tuyến như sau:

“Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, Phiên họp GQTC được tiến hành không công khai. Hội đồng Trọng tài, Trọng tài viên có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ việc tranh chấp bằng hình thức teleconference, video-conference hoặc các hình thức thích hợp khác”.

Thứ năm, theo quy định tại Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010

quy định về nội dung và hình thức của phán quyết trọng tài, theo đó yêu cầu phán quyết phải được lập thành văn bản và có chữ ký của Trọng tài viên. Như phân tích trên mục 2.2.7, vấn đề này đối với trọng tài trực tuyến có thể được giải quyết bằng hai cách. Thứ nhất, một phán quyết online vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu trên nếu giữ được tính tồn vẹn và có chữ ký điện tử của Trọng tài viên, với cách này có thể khơng đủ thuyết phục để các cơ quan, tổ chức công nhận và cho thi hành. Thứ hai, Trọng tài viên có thể in phán quyết ra bản giấy và ký trực tiếp vào bản giấy này. Với cách thủ cơng này sẽ làm phương hại đến tính tiện lợi của trọng tài trực tuyến. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 61 của Luật Trọng tài năm 2010 như sau:

“Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về GDĐT được coi là hình thức bằng văn bản”

và sửa đổi, bổ sung thêm điều khoản về chữ ký điện tử “Chữ ký của Trọng tài viên

* Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hịa giải thương mại:

Thứ nhất, tại Điều 3 về giải thích từ ngữ của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP

chưa có điều khoản giải thích về hịa giải thương mại trực tuyến. Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến như nêu trong các phần trên. Qua việc học hỏi các kinh nghiệm này, tác giả đề xuất bổ sung thêm điều khoản giải thích về hịa giải thương mại trực tuyến như sau:

“Hòa giải thương mại trực tuyến là phương thức GQTC bằng hịa giải thơng

qua các phương tiện điện tử trong một phần hoặc toàn bộ q trình hịa giải nhằm hỗ trợ q trình hịa giải được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện”.

Thứ hai, tại Điều 16 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về hình thức

thỏa thuận hịa giải được xác lập bằng văn bản, do đó trong trường hợp các bên xác lập thỏa thuận hịa giải trên các nền tảng hồ giải trực tuyến hoặc thông qua các phương tiện điện tử dưới dạng thơng điệp dữ liệu thì có đảm bảo hiệu lực pháp luật về hình thức của thỏa thuận hịa giải hay khơng. Trên cơ sở nghiên cứu Cơng ước Singapore về hịa giải đưa ra khái niệm “bằng văn bản” theo nghĩa rộng, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung một phần Điều 16 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm hình thức thỏa thuận hịa giải như sau:

“Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản hoặc hình thức thơng điệp dữ liệu khác theo quy định của pháp luật về GDĐT”.

Thứ ba, về địa điểm giải quyết hòa giải, tại Điều 14 của Nghị định số

22/2017/NĐ-CP chỉ quy định về địa điểm trực tiếp các bên tiến hành hòa giải mà thiếu quy định về địa điểm hịa giải trên mơi trường mạng internet, tác giả đề xuất bổ sung vào khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về địa điểm hòa giải như sau:

“Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của Hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận. Địa điểm hịa giải có thể là địa điểm trực tiếp hoặc là trên mơi trường mạng”.

Thứ tư, về trình tự thủ tục tiến hành hòa giải, vấn đề pháp lý đặt ra đối với

phương thức hòa giải trực tuyến là việc đảm bảo phiên hòa giải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Để thực hiện được phương thức này thì các trung tâm hịa giải cho phép các bên lựa chọn việc GQTC theo phương thức họp trực tuyến, trao đổi qua chat hoặc thông qua các phương tiện điện tử khác và thông báo trước cho các bên một khoảng thời gian phù hợp sẽ tiến hành phiên hịa giải để các bên có thể bố trí tham dự. Tuy nhiên, tại Điều 14 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP lại khơng có quy định về trình tự thủ tục tiến hành hịa giải thông qua các nền tảng hịa giải trực tuyến. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung một phần Điều 14 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm trình tự thủ tục hịa giải trực tuyến như sau:

“Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, q trình hồ giải được tiến hành theo Quy tắc của Trung tâm hịa giải. Các bên có thể tiến hành hịa giải thơng qua nền tảng hồ giải trực tuyến hoặc thơng qua các hình thức bằng phương tiện điện tử khác”.

Thứ năm, về kết quả hòa giải thành được quy định tại Điều 15 của Nghị định

số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về kết quả hòa giải thành phải được lập thành văn bản và có chữ ký của Hịa giải viên thương mại, các bên tranh chấp. Sau khi tiến hành hòa giải trực tuyến, các bên cũng cần quan tâm tới các quy định liên quan đến văn bản về kết quả hòa giải thành. Do Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thiếu vắng quy định về chữ ký điện tử, chữ ký số nên khi tiến hành hòa giải thương mại trên các nền tảng hòa giải trực tuyến thì chữ ký điện tử, chữ ký số của văn bản hịa giải thành sẽ gặp khó khăn để được Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành. Vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung một phần Điều 15 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm nội dung về hình thức văn bản hịa giải thành và chữ ký số, chữ ký điện tử như sau:

“Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hịa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Kết quả hòa giải thành được lập dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về GDĐT cũng được coi là văn bản,

Văn bản về kết quả hịa giải thành có chữ ký của các bên và Hịa giải viên thương mại bao gồm chữ ký điện tử phù hợp với quy định pháp luật”.

* Đối với BLTTDS năm 2015:

Tại khoản 2 Điều 418 của BLTTDS năm 2015 quy định khi gửi kèm theo đơn u cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án thì người u cầu phải gửi kèm theo văn bản về kết quả hòa giải thành. Trong trường hợp các bên tiến hành hòa giải trên các nền tảng hịa giải trực tuyến thì các Trung tâm hịa giải thương mại phải tiến hành in văn bản hòa giải thành ra văn bản giấy để cho các bên ký trực tiếp vào văn bản hòa giải thành. Việc phải in văn bản kết quả hòa giải thành rồi gửi cho các bên ký trực tiếp trên giấy sẽ mất nhiều thời gian, mất đi tính linh động, nhanh chóng của phương thức hịa giải trực tuyến, đi ngược lại xu thế của thời đại công nghệ số. Đây là một trong những bất cập của quy định pháp luật hiện hành về GQTC thương mại bằng hòa giải trực tuyến. Trong bối cảnh Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về tổ chức xét xử trực tuyến. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi quy định về cơng nhận kết quả hịa giải thành theo hướng như sau:

“Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải

thành theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp các bên tiến hành hịa giải bằng hình thức trực tuyến các bên có thể gửi đơn yêu cầu, văn bản về kết quả hịa giải thành thơng qua Cổng thơng tin điện tử của Tòa án”.

* Đối với Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014):

Theo quy định tại Điều 31 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014) quy định về việc người yêu cầu thi hành án dân sự, ngoài việc nộp đơn yêu cầu thi hành án thì người u cầu cịn phải gửi kèm theo bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp Trung tâm trọng tài tiến hành phiên họp GQTC trực tuyến thì Trọng tài viên có thể in phán quyết ra bản giấy và ký trực tiếp vào bản giấy này. Với cách thủ công này sẽ làm phương hại đến tính tiện lợi của trọng tài trực tuyến. Do đó, tác giả đề xuất

sửa đổi quy định về việc yêu cầu thi hành án dân sự tại Điều 31 của Luật Thi hành án dân sự theo hướng như sau:

“Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan. Trong trường hợp tiến hành phiên tịa, phiên họp bằng hình thức trực tuyến, người u cầu có thể gửi đơn yêu cầu, bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan thơng qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thi hành án”.

Trong trường hợp chúng ta chưa kịp sửa đổi, bổ sung những văn bản nêu trên thì có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành hướng dẫn giải thích nếu các bên trong q trình GQTC bằng hịa giải, trọng tài trực tuyến mà khơng phản đối việc GQTC bằng phương thức này thì kết quả GQTC có hiệu lực theo quy định pháp luật. Với hướng dẫn này sẽ hạn chế được các bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trực tuyến và kết quả hòa giải trực tuyến do chưa được pháp luật quy định trực tiếp về các phương thức này.

3.2.2. Về quy trình giải quyết tranh chấp bằng hịa giải, trọng tài trực tuyến

- Về quy trình hịa giải trực tuyến, hiện nay Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã ban hành Quy tắc hồ giải trực tuyến, cùng với đó là Nền tảng hồ giải trực tuyến được truy cập tại medup.vmc.org.vn.40 Thủ tục hòa giải trực tuyến tại VMC gồm các bước cơ bản:

(1) Bên yêu cầu hòa giải lập tài khoản, điền thông tin các bên và vụ tranh chấp, nộp phí đăng ký hịa giải.

(2) Bên được u cầu hịa giải nhận được yêu cầu, lập tài khoản, điền thông tin và chấp nhận hòa giải.

(3) VMC chỉ định Hòa giải viên. (4) Các bên nộp phí hịa giải.

(5) Lên lịch tổ chức phiên hòa giải.

(6) Tổ chức phiên hòa giải và ký văn bản về kết quả hòa giải thành.41

Nền tảng hòa giải trực tuyến này mới được Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) mới ra mắt vào tháng 3/2021. Do đó, tác giả chưa nghiên cứu được thực trạng hịa giải trực tuyến trên nền tảng này. Tuy nhiên, có thể thấy các Trung tâm hịa giải, trọng tài tại Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng mới về GQTC thương mại để có những nghiên cứu và triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình GQTC. Đây là những điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ODR trong thời gian tới.

- Về quy trình GQTC thương mại bằng trọng tài trực tuyến có thể tham khảo quy trình GQTC bằng Trọng tài của pháp luật Trung Quốc để thiết kế, xây dựng quy trình GQTC bằng trọng tài trực tuyến tại Việt Nam, theo đó quy trình GQTC thương mại bằng trọng tài trực tuyến tại Trung Quốc gồm các bước sau:

Bước 1: Lập tài khoản khởi kiện và xác thực danh tính.

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hòa giải, trọng tài trực tuyến tại Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w