Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
1.2. Khái quát về hòa giải thương mại trực tuyến
1.2.1. Khái niệm hòa giải thương mại trực tuyến
Chưa có một đạo luật nào đưa ra khái niệm hịa giải trực tuyến nhưng lại có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra khái niệm hòa giải trực tuyến bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khái niệm giải quyết trực tuyến và hòa giải truyền thống.
Theo Lawson thì hịa giải trực tuyến là hình thức hồ giải mà hai bên hoà giải sử dụng các phương tiện điện tử như email, tin nhắn trực tuyến, gọi điện thời gian thực trực tuyến hoặc gọi hội thảo video trực tuyến thay vì sử dụng các phương thức liên lạc thông thường như gặp mặt trực tiếp hay sử dụng điện thoại liên lạc. Trong khi đó, Ethan Katsh và Janet Rifkin, định nghĩa hòa giải trực tuyến là “một phương thức giải quyết tranh chấp mà ở đó tranh chấp giữa các bên được giải quyết một phần hoặc toàn bộ trực tuyến bởi một bên thứ ba là Hòa giải viên nhằm đạt được một thỏa thuận chung”. Theo đó, hịa giải trực tuyến là một phần của ODR, nó là
q trình tự nguyện mà ở đó tranh chấp giữa các bên được tạo điều kiện giải quyết bằng một bên thứ ba (Hịa giải viên) nhằm tìm tới một thỏa thuận chung. Đến năm 2017, tác giả Dorcas Quek Anderson khi nghiên cứu về hòa giải tại Singapore đã cho rằng hịa giải được hiểu nghĩa rộng đó là bao gồm cả hịa giải thực hiện trực tuyến thơng qua phương tiện điện tử, do đó Đạo Luật Hịa giải của Singapore có tiềm năng áp dụng cho cả quá trình GQTC bằng trực tuyến bao gồm sự tham gia của bên thứ ba tạo điều kiện để giải quyết. (Hà Cơng Anh Bảo 2020, tr.46)
Như vậy, hịa giải trực tuyến vẫn mang đặc điểm cơ bản của phương thức hịa giải, chính là việc GQTC giữa các bên thơng qua một bên thứ ba. Tuy nhiên, khác với hòa giải truyền thống, một phần hoặc tồn bộ quy trình hịa giải sẽ được tiến hành thơng qua cách thức trực tuyến. Do đó, sự phát triển của hòa giải trực tuyến gắn liền với sự phát triển và hiện đại hóa của các giải pháp công nghệ. Từ những nền tảng cho phép trao đổi email trong q trình hịa giải, cho tới những nền tảng cho phép tiến hành hịa giải hồn tồn trực tuyến, yếu tố cơng nghệ giúp hịa giải được thực hiện ngày càng dễ dàng hơn mà không làm mất đi bản chất của phương thức GQTC này.
Tóm lại, hịa giải trực tuyến được hiểu là việc sử dụng các dạng thức trực tuyến như đã đề cập ở trên vào một phần hay tồn bộ q trình hịa giải. Việc thêm các yếu tố CNTT vào q trình hịa giải khiến nó có tính trực tuyến khơng làm ảnh hưởng đến bản chất của hịa giải. Có chăng, vấn đề ở đây là phương thức giao tiếp giữa các bên đàm phán, giữa các bên trung gian với các bên còn lại.
Việc sử dụng các yếu tố cơng nghệ khiến hịa giải trực tuyến phù hợp với các tranh chấp giữa các bên khơng có khả năng, bị hạn chế khả năng hoặc khơng thích
gặp gỡ trực tiếp. Bên cạnh đó, hịa giải trực tuyến phù hợp với các tranh chấp mà ở đó quyền lực của các bên tranh chấp khơng có sự chênh lệch q lớn. Hiện nay, hịa giải trực tuyến được sử dụng trong nhiều loại tranh chấp, như tranh chấp về mua bán hàng hóa, bảo hiểm, xây dựng, cho thuê mặt bằng,… Đặc biệt, hòa giải trực tuyến phổ biến trong TMĐT (bao gồm TMĐT ở các hình thức B2C, C2C, B2B,…) do thương nhân hoạt động TMĐT thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn, hòa giải trực tuyến là phương thức GQTC bằng hịa giải thơng qua các phương tiện điện tử trong một phần hoặc tồn bộ q trình hịa giải nhằm hỗ trợ q trình hịa giải được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch.