Sự phân bố đất phèn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 29)

Đất phèn khá phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 12,6 triệu ha tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển (Beek et al., 1980). Cũng có báo cáo cho rằng đất phèn trên thế giới chiếm diện tích khoảng 24 triệu ha (Sundstrom et al., 2002). Ở vùng nhiệt đới ẩm, đất phèn chiếm khoảng 5,4 triệu ha. Đất phèn được phân bố nhiều ở Đông Nam Á, Úc, Châu Phi, Phần Lan và Thụy Điển (Roos and Astrom, 2005) (Hình 2.1).

(nguồn: http://www.fao.org/docrep/u8480e/U8480E0b.htm)

Hình 2.1: Bản đồ đất thế giới

Theo Chiểu và ctv (1996) ở Việt Nam có gần 2 triệu hecta đất phèn chiếm gần 16% diện tích đất phèn trên thế giới, chiếm khoảng 30% diện tích đất canh tác của Việt Nam. Diện tích đất phèn được phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn và một ít ở ven biển miền trung. Ở miền Bắc có khoảng 200.000 ha đất phèn phân bố ở Hải Phịng, Thái Bình, Nam Hà, Hải Dương và một số diện tích ở ven biển miền Trung. Ở miền Nam có khoảng 1,8 triệu ha đất phèn, phân bố ở cả miền Tây (Đồng bằng sơng Cửu Long và miền Đơng Nam Bộ) (Hình 2.2).

Ở ĐBSCL nhóm đất phèn chiếm diện tích rất lớn gần ½ tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng bằng (chiếm 1,6 triệu hecta) phân bố tập trung tại các vùng: (1) Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, (2) Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, (3) Vùng trũng phèn Tây Sông Hậu, (4) Vùng bán đảo Cà Mau (Hình 2.3). Dựa vào biến động cao trình, độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng sinh phèn, phân loại đất theo hệ thống USDA soil taxonomy đất phèn ĐBSCL có các biểu loại sau đây: Nhóm đất phèn hoạt động nặng có các biểu loại đất Umbric Sulfaquepts, Typic Sulfaquepts. Nhóm đất phèn hoạt động trung bình và nhẹ có các biểu loại đất Sulfuric Tropaquepts, Sulfuric Humaquepts. Nhóm đất phèn tiềm tàng nặng có các biểu loại đất Umbric Sulfaquents, Typic Sulfaquents. Nhóm đất phèn tiềm tàng trung bình và nhẹ có các biểu loại đất Sulfidic Humaquents, và Sulfidic Tropaquepts (Khoa và ctv., 2000).

(Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam, 2013)

Hình 2.2: Bản đồ các nhóm đất chính Việt Nam

Theo Vũ và ctv. (2011) đất phèn ở ĐBSCL là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất, tập trung chủ yếu trên hai nhóm đất chính là Fluvisols và Gleysols (Hình 2.3). Đây là các nhóm đất được phù sa bồi đắp, hoặc đất có hiện tượng Gley do q trình ngập nước, canh tác thường xuyên hoặc ở vùng thấp trũng. Các nhóm đất phèn và phèn mặn thường

tập trung chủ yếu ở 2 nhóm đất này, với hiện trạng canh tác chủ yếu là lúa, khóm, tràm, mía.

(Nguồn: Bộ Mơn Tài ngun Đất đai, 2016)

Hình 2.3: Bản đồ phân bố đất phèn ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)