Nội dung 1: Phương pháp điều tra, khảo sát đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 64 - 67)

- Nội dung 3: Xác định hiệu quả sử dụng phân lân dạng DAP phối trộn Avail cho

3.5.1 Nội dung 1: Phương pháp điều tra, khảo sát đất

 Khảo sát yếu tố tự nhiên và biện pháp canh tác

Phỏng vấn nông hộ nơi đào tả phẫu diện về vị trí, địa danh và lịch sử canh tác đất, các biện pháp cải tạo đất phèn trong quá trình canh tác, cơ cấu mùa vụ.

Khảo sát và mơ tả về địa mạo, khí hậu, mực thủy cấp so với bề mặt đất đào tả phẫu diện, các loài thực vật hoang dã chỉ thị trên đất phèn.

 Phương pháp đào và mơ tả hình thái phẫu diện

Sử dụng khoan máng 2m khoan thăm dị lại đất để chọn vị trí đại diện cho đào tả phẫu diện. Phẫu diện mơ tả phải điển hình và đại diện cho cho một đơn vị phân loại đất hoặc một vùng nhất định. Nơi đào tả xa trục chính giao thơng, bờ ruộng hoặc các đặc điểm địa hình địa vật bị ảnh hưởng khác.

Cách đào phẫu diện: kích thước phẫu diện dài 1,5 m, rộng 1,0 m và sâu 1,5 m. Mặt cắt phẫu diện cần phải quan sát và tính tốn sao cho đối diện với ánh sáng mặt trời khi mô tả nhằm đủ ánh sáng giúp quan sát dễ dàng và chính xác hơn. Phần đối diện mặt cắt đào thành các bậc thang để tiện cho việc lên xuống trong khi tiến hành nghiên cứu. Mặt

đất phía trên lát cắt phải được bảo vệ trong trạng thái tự nhiên, tránh dẫm đạp hay đỗ đất lên bên trên (Hình 3.5).

Hình 3.5: Sơ đồ cách đào phẫu diện và phẫu diện mẫu

Các phẫu diện được mơ tả ngồi đồng bằng bảng mô tả chuẩn bị sẵn theo “Hướng dẫn mô tả phẫu diện đất” in lần 2 và 4 của FAO (1998; 2006). Tầng chẩn đốn và đặc tính chẩn đốn được xác định và mơ tả theo tiêu chuẩn và phân loại đất theo hướng dẫn của hệ thống phân loại FAO (2014) và so màu đất theo quyển so màu đất Munsell (Munsell Colour Company, 2000). Sử dụng H2O2 và giấy quỳ để đo pH đất, pHH2O2 ngoài đồng.

Xác định và đào tả lại hình thái phẫu diện đất năm 2015 cùng địa điểm của nghiên cứu giai đoạn 1992. Sử dụng thiết bị định vị toàn cầu GPS để đo đạc xác định kinh độ và vĩ độ của điểm nghiên cứu (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Địa điểm, tọa độ các phẫu diện được nghiên cứu năm 2015

TT Ký Hiệu PD Vị trí phẫu diện Ngày đào tả và thu mẫu đất Tọa độ (UTM- WGS.84) X Y

1 HD-BL H. Hồng Dân (nay thuộc

Phước Long), tỉnh Bạc Liêu

31/01/2015 0532992 1029322 0532992 1029322 2 PH-HG H. Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 07/02/2015 0567882 1080733

3 TT-LA H. Tân Thạnh, tỉnh Long An 25/1/2015 0613046 1175920

4 TH-LA H. Thạnh Hóa, tỉnh Long An 18/1/2015 0630916 1176116

5 TP-TG H. Tân Phước, tỉnh Tiền Giang 18/1/2015 0641482 1158609

 Phương pháp thu mẫu và phân tích lý hóa đất

- Thu mẫu đất tại các các vị trí đào tả phẫu diện: Dựa vào các chỉ tiêu phân tích lý, hóa học của đất trong hội nghị đất phèn thế giới lần thứ 4 tại Việt Nam năm 1992 để thu mẫu. Mẫu đất được lấy theo tầng phát sinh của từng phẫu diện và cùng thời gian mơ tả hình thái của phẫu diện, mẫu đất được mang về phịng thí nghiệm xử lý, đất phơi khơ ở nhiệt độ phịng sau đó nghiền qua rây kích thước 0,5 và 2 mm phục vụ cho phân tích.

Các chỉ tiêu sẽ được phân tích để đồng nhất số liệu giúp việc so sánh và đánh giá các đặc tính lý, hóa học đất tại các phẫu diện qua hai giai đoạn (1992 và 2015).

- Thu mẫu đất phân tích cho các điểm thí nghiệm trồng lúa: Mẫu đất được lấy ở độ sâu (0-20 cm) và (20-40 cm) để xác định tính chất đất ban đầu của ruộng thí nghiệm. Trên mỗi lơ ruộng lấy 5 điểm theo đường chéo gốc lấy mẫu, trộn cẩn thận cho từng lơ, sau đó trộn 3 lơ ruộng của mỗi vùng ở cùng một độ sâu lại với nhau để lấy một mẫu đại diện khoảng 500g cho vào túi nhựa (tổng mẫu đất phải thu là 24 mẫu trên 4 điểm thí nghiệm), ghi ký hiệu mẫu (địa điểm, ngày lấy mẫu, độ sâu). Phơi khô mẫu trong khơng khí rồi nghiền nhỏ qua rây 2 mm.

- Địa điểm phân tích mẫu đất: Mẫu đất được phân tích tại phịng thí nghiệm lý, hóa đất của Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.

- Dựa theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng (Viện Nơng hóa Thổ nhưỡng, 1998) để thu mẫu đất và phân tích.

- Các chỉ tiêu sẽ được phân tích như sau: pHH2O; pHKCl; EC; Chất hữu cơ; đạm tổng số, lân tổng số; lân dễ tiêu; axít tổng; nhơm trao đổi; sắt tự do; Kali trao đổi; Canxi trao đổi; Natri trao đổi; sa cấu đất (các chỉ tiêu trên đây được chọn lựa và phân tích trùng theo các chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn 1992).

+ pHH2O và pHKCl được trích tỷ lệ đất: nước (1:2,5) và đất: KCl 1M (1:2,5), đo bằng pH kế.

+ EC (mS/cm): Trích bằng nước cất với tỷ lệ đất nước 1:2,5 đo bằng EC kế. + C hữu cơ (%C): Xác định theo phương pháp Wallkley – Black trên nguyên tắc oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong mơi trường H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0,5N với chất chỉ thị màu là diphenylamine (Walsh and Beaton, 1973).

+ Đạm tổng số được vô cơ bằng hỗn hợp H2SO4 đậm đặc CuSO4-Se, tỉ lệ:100-10- 1 và xác định bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl.

+ Lân tổng số được chuyển sang dạng vô cơ bằng hợp chất H2SO4 đậm đặc -HClO4, để hiện màu ascorbic acid ở bước sóng 880nm.

+ P dễ tiêu (mg/kg): Được xác định bằng phương pháp Bray II, sử dụng dung môi NH4F 1M trong dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ P trong dung dịch trích sẽ được xác định bằng phương pháp so màu, phosphate sẽ kết hợp với ammonium molybdate màu xanh với sự hiện diện của chất khử ascorbic acid.

+ Acid tổng của đất được xác định bằng trích đất với KCl 1N, chuẩn độ với NaOH 0,01N.

+ Al trao đổi (meq/100g): Trích bằng dung dịch KCl 1N, chuẩn độ với NaOH 0,01N, tạo phức với NaF 4%, chuẩn độ với H2SO4 0,01N (Walsh and Beaton, 1973).

+ Fe tự do (%Fe2O3): Trích đất với dung dịch oxalate – oxalic, đo trên máy hấp thu nguyên tử (Walsh and Beaton, 1973).

+ Cation bazơ (K+, Na+, Ca2+) (meq/100g): Dịch trích mẫu đất với BaCl2 0.1M và được đo trên máy hấp thu nguyên tử (Walsh and Beaton, 1973).

+ Sa cấu (% cấp hạt): Phân tích thành phần cơ giới đất bằng phương pháp ống hút Robinson (Walsh and Beaton, 1973).

 Phân loại đất

- Sử dụng hệ thống phân loại đất của FAO-WRB (2006) dựa trên cơ sở đánh giá cả về định tính và định lượng những tính chất hiện tại của đất. Ðể phân loại đất, cần thực hiện các nội dung điều tra nghiên cứu: Ðiều kiện hình thành đất (yếu tố hình thành đất) và quá trình hình thành, biến đổi diễn ra trong đất. Các tính chất như: hình thái, lý tính, hóa tính để xây dựng bảng phân loại đất và đặt tên cho đất. Nhìn chung để phân loại đất theo FAO dựa vào tầng chẩn đốn và đặc tính chẩn đốn kết hợp với một số chỉ tiêu hóa tính đất chính để đặt tên cho đất.

 Đánh giá sự thay đổi của một số tính chất của đất phèn

- So sánh kết quả mơ tả hình thái giữa hai thời điểm khác nhau (2015 so 1992), tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt các chỉ tiêu về: màu nền tầng đất, độ dày tầng; sa cấu; độ ẩm; đốm, màu đốm; cấu trúc; độ chặt của đất; độ thuần thục; tế khổng; kết von; lớp phủ; rễ thực vật; % chất hữu cơ; pH (H2O, H2O2). Sau đó đánh giá sự khác biệt về hình thái từng phẫu diện đất. Đồng thời dựa vào tầng chẩn đoán và đặc tính chẩn đốn để đặt lại tên cho đất.

- So sánh đối chiếu các đặc tính lý hóa học đất của phẫu diện qua hai giai đoạn năm 2015 so 1992. Vẽ biểu đồ và đánh giá chiều hướng thay đổi các đặc tính theo tầng phát sinh trong đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)