- Nội dung 3: Xác định hiệu quả sử dụng phân lân dạng DAP phối trộn Avail cho
NSS Loại phân bón
Loại phân bón
10 20 45
Lượng phân bón (kg/ha)
N 24 (30) 24 (40) 32 (30)
P2O5 60 0 0
K2O 15 0 15
- Cơng thức phân bón của các hộ nơng dân ở vụ HT và vụ ĐX tại bốn địa điểm thí nghiệm được thể hiện ở (Bảng 3.6). Cơng thức phân bón của nơng dân đã được điều tra trong quá trình khảo sát thực địa trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm đồng ruộng tại 4 điểm thí nghiệm.
Bảng 3.6: Cơng thức phân bón nghiệm thức FFP ở các địa điểm thí nghiệm trong vụ HT và ĐX
Địa điểm HT ĐX
N – P2O5 – K2O (kg/ha)
Hòn Đất 111-82-76 107-75-51
Phụng Hiệp 104-80-34 91-71-48
Hồng Dân 83-47-32 80-41-30
Tháp Mười 100-65-36 124-65-43
Bảng 3.7: Các nghiệm thức thí nghiệm đồng ruộng tại 04 điểm thí nghiệm đất phèn ĐBSCL
STT Nghiệm thức Mô tả
1 NPK NPK: Lơ bón đầy đủ 2 NP NP: Lơ bón khuyết kali 3 NK NK: Lơ bón khuyết lân 4 PK PK: Lơ bón khuyết đạm
5 FFP FFP: Lơ thực tế bón phân của nơng dân Xác định các chỉ tiêu nông học
- Xác định số bông/m2 là đếm tổng số bông trong mỗi khung (0,25 m2 x 2 khung) x 4.
- Xác định số hạt/bông là tổng số hạt thu được/tổng số bơng thu được trên đơn vị diện tích. Tỷ lệ hạt chắc bằng (tổng số hạt chắc/tổng số hạt) x 100%.
- Trọng lượng 1000 hạt là cân trọng lượng 1000 hạt của mỗi nghiệm thức.
- Xác định năng suất thực tế là năng suất được xác định vào thời điểm thu hoạch trên diện tích 5m2 và qui đổi về ẩm độ 14%.
Xác định lượng NPK của lúa hấp thu từ phân bón
- Mẫu thân lá và hạt được thu vào các giai đoạn thu hoạch để xác định hàm lượng dưỡng chất NPK. Xác định hàm lượng đạm bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl. Phân tích lân bằng phương pháp so màu. Đo kali bằng máy quang phổ hấp thu nguyên tử.
- Tính dưỡng chất hấp thu dựa trên sinh khối thân lá và hạt với hàm lượng NPK trong thân lá và hạt lúa.
Xác định khả năng cung cấp NPK từ đất
- Khả năng cung cấp dưỡng chất của đất (Dobermann and Fairhurst, 2000) được mô tả như sau:
- Khả năng cung cấp N từ đất INS (indigenous nitrogen supply) được định nghĩa là tổng lượng đạm cây hấp thu được ở lơ khơng bón đạm (0N), nhưng bón đầy đủ lân và kali và các chất khác nếu đất thiếu các dưỡng chất này.
INS = Tổng lượng đạm hấp thu từ thân lá và hạt lúa của lô PK
- Tương tự, khả năng cung cấp P từ đất IPS (indigenous phosphorus supply) là
tổng lượng lân cây hấp thu được ở lơ khơng bón lân (0P), nhưng bón đầy đủ NK.
IPS = tổng lượng lân hấp thu từ thân lá và hạt lúa của lô NK
- Khả năng cung cấp K từ đất IKS (indigenous potassium supply) là tổng lượng kali cây hấp thu được ở lơ khơng bón lân (0K), nhưng bón đầy đủ NP.
Xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel vẽ biểu đồ, phần mềm SPSS so sánh khác biệt trung bình và phân tích phương sai bằng kiểm định Duncan. Phân tích sự tương tác giữa các nhân tố (Bón khuyết N, P, K; địa điểm và mùa vụ) theo nguyên lý “các thí nghiệm kết hợp – combined experiments” của (Mcintosh,1983).