Đạm trong đất phèn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 35)

2. Đất phèn hoạt động Sj

2.3.3 Đạm trong đất phèn

Theo Khalilzadeh et al. (2012) đạm là nguyên tố đa lượng dễ bị thất thốt sau khi bón vào đất do trực di, rửa trôi. Thông thường khi đất giàu hữu cơ và mùn, sẽ giàu đạm. Bởi vì, đạm là sản phẩm phân giải của các chất hữu cơ. Xét về đạm tổng số (bao gồm đạm trong hữu cơ, đạm dạng hịa tan và trong các hợp chất vơ cơ – hữu cơ).

Theo Harmsen and Schreven (1955) cho rằng độ axít trong đất ảnh hưởng đến q trình nitrat hóa trong đất. Độ chua của đất làm giảm tốc độ chuyển đổi từ dạng đạm hữu cơ sang vô cơ, khi cung cấp vôi sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi này (Alexander, 1961). Một số chứng minh khác cho rằng tính chua của đất khơng hạn chế sự khống hóa của đạm hữu cơ (Thompson et al., 1954). Sự khống hóa hữu cơ trong vùng đất trũng thấp trồng lúa rất quan trọng vì ngay cả trong đất đã bón phân đủ, khoảng 2/3 tổng lượng N lấy của vụ lúa xuất phát từ đất. Trên các biểu loại đất phèn có nguồn cung cấp chất hữu cơ khá nhưng rất chua, với độ pH<4. Do đó, q trình khống hóa N và nitrat hóa có thể bị ảnh hưởng (Sahrawat, 1980). Theo Kawaguchi and Kyuma (1977) nhận xét ở ĐBSCL lượng đạm có thể khống hóa khơng cao và mức độ khống hóa trung bình chỉ 3,7% ở đất thấp thềm thủy triều cao và ở bưng trũng càng thấp từ 2,3-2,6%.

Theo Bá (2003) đạm tổng số được khảo sát trên một số vùng đất phèn cho thấy hàm lượng khá cao từ 0,1-0,4%, có nơi lên đến 0,6% (Bảng 2.3). Tuy nhiên, đất phèn

thường nghèo đạm dễ tiêu, có nơi chỉ xuất hiện vài chục phần triệu (ppm). Vì vậy, cần bón đạm hay tạo đạm cho đất phèn là rất cần thiết.

Bảng 2.3: Đạm tổng số tầng đất mặt một số vùng đất phèn

Loại phèn Địa điểm Độ sâu

(cm)

% N Nơi phân tích

Phèn nhiều Lê Minh Xuân 0-25 0,24 Trường ĐH Nông nghiệp

Phèn đang chuyển hóa

Tam Nơng – ĐT 0-20 0,41 Phân viện Khoa học Miền Nam

Phèn tiềm tàng Cần Giờ 0-40 0,24 Trường ĐH Nông nghiệp

Phèn trung bình Châu Thành – HG 0-25 0,31 Trường ĐH Nông nghiệp

(Nguồn: Bá, 2003)

Kết quả nghiên cứu về đặc tính lý hóa học và dinh dưỡng trên đất phèn nặng vùng Trũng Tây Nam Sông Hậu, vùng TGLX – Hà Tiên, vùng ĐTM cho thấy nhóm đất phèn nặng có hàm lượng N tổng số cao, nhưng đạm trao đổi thấp đến trung bình (Dũng và Khơi, 2016). Theo Hưng và ctv. (2016) chất N là thành phần cấu tạo của chất hữu cơ, do đó khi đất phèn càng có nhiều C hữu cơ sẽ có khuynh hướng càng nhiều N tổng số tích tụ trong đất. Hàm lượng N tổng số trong đất của TGLX là 0,27% N, ĐTM là 0,26% N, BĐCM là 0,26% N và TSH 0,25% N được xếp loại đất có hàm lượng N trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)