Ghi chú: TGLX (tứ giác Long Xuyên); TSH (trũng Tây Nam Sông Hậu); BĐCM (bán đảo Cà Mau); ĐTM (Đồng Tháp Mười); HT (vụ hè thu); ĐX (vụ đông xuân)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 63)

(Đồng Tháp Mười); HT (vụ hè thu); ĐX (vụ đông xuân)

3.3 Khí tượng thủy văn, hệ thống canh tác và lịch thời vụ vùng khảo sát đất phèn phèn

 Khí tượng thủy văn vùng nghiên cứu

ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu gió mùa Miền Nam có 2 mùa rõ rệt gần trùng khớp với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa khơ bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau, và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm (Long và Tín, 2018).

Theo số liệu khí tượng thủy văn trung bình tháng (từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015) về lượng mưa, nhiệt độ và số giờ nắng của khu vực ĐBSCL được thu thập tổng hợp từ nguồn Tổng Cục Thống kê Việt nam (https://www.gso.gov.vn/) (Hình 3.2), cho thấy nhiệt độ khơng khí trung bình khoảng 27,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 8 và thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trung bình khá cao, các tháng mùa khô 220-230 giờ, và mùa mưa từ 150-160 giờ. Vào lúc mùa khô và đầu màu mưa (mùa hè) nắng gay gắt ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặt biệt canh tác lúa vụ lúa hè trên đất phèn, nắng làm bốc thoát hơi nước nhanh, mao dẫn các độc tố sắt nhôm từ bên dưới lên mặt vào trong nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ HT. Lượng mưa trung bình biến động khoảng 1400- 2.200 mm/năm.

Nguồn: https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/; truy cập tháng (08/2020)

Hình 3.2: Trung bình tháng về lượng mưa, nhiệt độ và số giờ nắng (từ tháng 1/2014 đến 12/2015) ở ĐBSCL

 Hệ thống canh tác và lịch thời vụ 05 điểm điểm khảo sát hình thái phẫu

diện đất phèn ĐBSCL

+ Điểm Hồng Dân (nay thuộc Phước Long): Hệ thống canh tác tôm – lúa: vụ

tôm bắt đầu thả giống từ tháng 1 đến tháng 2 sau đó thu hoạch vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm (nước mặn xâm nhập từ tháng 1 đến tháng 7), vụ lúa bắt đầu xuống giống vào cao điểm của mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm, chủ yếu sử dụng nước trời để trồng lúa) (Hình 3.3).

+ Phụng Hiệp: Có hệ thống canh tác lúa 2 vụ/năm. Vụ lúa HT bắt đầu khoảng

tháng 5 và kết thúc tháng 08. Vụ lúa ĐX thường bắt đầu khoảng từ giữa tháng 11 và thu hoạch vào giữa tháng 2 năm sau, tiếp đến là mùa nắng, nước kênh nhiễm phèn nên đất không canh tác. Hiện tại một số hộ có điều kiện đã đầu tư xây dựng hệ thống cống cấp thốt nước hồn chỉnh đã chuyển sang cơ cấu 2 vụ lúa 1 vụ màu. Tuy nhiên, cơ cấu chính vẫn là 2 vụ lúa (HT và ĐX) chiếm đa số (Hình 3.3).

+ Tân Thạnh: Do đặc thù vùng canh tác nên Tân Thạnh bố trí vụ mùa sớm hơn

các địa phương khác. Điểm khảo sát có mơ hình canh tác 3 vụ lúa/năm. Vụ ĐX bắt đầu tháng 10 và kết thúc đầu tháng 01, sau thu hoạch khoảng 1 tuần đến 10 ngày, nông dân dọn đất, xuống giống vụ Xuân Hè-XH vào giữa tháng 1 đầu tháng 02 và thu hoạch giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Tiếp theo là vụ HT bắt đầu giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 và kết thúc đến giữa tháng 9 (Hình 3.3).

+ Thạnh Hóa: Mơ hình canh tác 1 vụ khoai mỡ và 1 vụ khoai mì trên đất líp. Vụ

khoai mỡ được trồng từ đầu tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau thu hoạch. Tiếp sau đó là canh tác vụ khoai mì với giống ngắn ngày trồng từ đầu tháng 5 đến tháng

10 thu hoạch. Hiện tại vùng đất Thạnh Hóa đã được Nhà nước đầu tư hệ thống đê bao khép kín, chủ động việc cấp nước vào mùa khơ và thốt nước vào mùa mưa. Ngồi ra, có một số ít hộ nơng dân trong vùng chọn mơ hình canh tác 2 vụ khoai mỡ thay cho mơ hình trồng khoai mì vụ 2 (Hình 3.3).

+ Tân Phước: Vị trí khảo sát là vùng đất phèn chuyên canh khóm nằm trong

vùng đê bao xã Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, có cao trình thấp khoảng 0,4 – 0,5 m, đất nhiễm phèn nặng nhất của huyện Tân Phước. Hiện đã được xây dựng các ô đê bao để ngăn lũ phục vụ sản xuất trồng khóm phía trong ơ đê bao và được phát triển thành vùng chun canh khóm.

Hình 3.3: Lịch thời vụ của 05 hệ thống canh tác trên đất phèn từ giai đoạn 1992 đến 2015

3.4 Đặc tính đất thí nghiệm

Qua số liệu phân tích đất đầu vụ ở tầng mặt (0-20 cm) tại 04 điểm nghiên cứu đất phèn ĐBSCL (Bảng 3.3) cho thấy các đặc tính hóa lý đất như sau: Giá trị pH của tất cả các điểm thí nghiệm thấp (tầng 20-40cm có pH<4,0, ngoại trừ điểm Tháp Mười có pH=4,1). Hàm lượng đạm tổng đạt mức trung bình trên đất phèn của Hòn Đất và Phụng Hiệp dao động khoảng 0,2-0,5%, đất phèn Hồng Dân và Tháp Mười được đánh giá mức thấp theo thang đánh giá (Metson, 1961). Hàm lượng lân dễ tiêu ở tầng mặt từ 0-20 cm được đánh giá ở mức thấp, nhỏ hơn 20 mg kg-1 (Horneck et al., 2011) ở đất Phụng Hiệp và Hồng Dân, tuy nhiên được đánh giá ở mức cao từ 40-100 mg kg-1 tại điểm thí nghiệm Hịn Đất và Tháp Mười. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch hàm lượng lân dễ tiêu giữa điểm thí nghiệm Hịn Đất và 2 điểm thí nghiệm cịn lại là do hàm lượng chất hữu cơ khoảng 7,42% CHC ở tầng mặt cao nhất, theo Hou et al. (2014) hàm lượng lân dễ tiêu và các thành phần P-Al và P-Fe có tương quan chặt với hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng Fe3+ ở tầng mặt được đánh giá mức thấp (Buchholz et al.,

2004). Bên cạnh đó, hàm lượng nhơm trao đổi tại điểm thí nghiệm Hồng Dân và Tháp Mười được đánh giá mức thấp và thấp hơn điểm thí nghiệm Hòn Đất và Phụng Hiệp (Bảng 3.3). Hàm lượng kali trao đổi trong đất tại Phụng Hiệp và Tháp Mười ở mức trung bình, tuy nhiên tại Hịn Đất và Hồng Dân lại ở mức thấp nhỏ hơn 0,4 meq/100g (Horneck

Bảng 3.3: Tính chất đất thí nghiệm tại 04 điểm thí nghiệm đất phèn ĐBSCL

Địa điểm Tên phân loại (WRB, 2006) Độ sâu (cm) (1:2,5) pHH2O mS/cmEC CHC (%) Fe

2+ %Fe2O3 %Fe2O3 Al3+ meq/100g Hòn Đất Orthi-Thionic Fluvisols 0-20 4,3 0,5 7,42 0,3 4,3 20-40 3,8 0,5 3,75 0,3 4,1 Phụng Hiệp Orthi-Thionic Fluvisols 0-20 3,8 0,4 3,27 0,5 5,4 20-40 3,5 0,4 3,18 0,4 11,4 Hồng Dân Orthi-Thionic Fluvisols 0-20 4,7 1,1 2,63 0,3 0,8 20-40 3,8 1,1 0,42 0,2 0,6 Tháp Mười Endo-Proto- Thionic Fluvisols 0-20 4,3 0,7 2,96 0,7 0,7 20-40 4,1 0,7 1,18 0,6 0,9

Địa điểm Độ sâu

(cm) Nts (%) NH4+ (mg/kg) P-Bray2 (mg/kg) K+ Ca2+ Mg2+ Sa cấu (%) (meq/100g) Sét Thịt Cát Hòn Đất 0-20 0,29 - 58,00 0,17 5,35 12,53 64,7 33,5 1,8 20-40 - - 1,20 - - - 65,0 30,3 4,7 Phụng Hiệp 0-20 0,24 188 10,20 0,34 2,14 3,45 50,3 49,4 0,3 20-40 - - 18,80 0,23 1,23 3,11 56,4 43,0 0,6 Hồng Dân 0-20 0,11 71 11,50 0,61 6,23 3,01 62,2 37,4 0,4 20-40 - - 2,70 0,52 3,18 4,86 61,7 38,1 0,2 Tháp Mười 0-20 0,19 139 23,10 0,55 4,64 16,40 45,3 52,6 2,1 20-40 - - 2,40 - - - 43,4 51,7 4,8

Đối với hàm lượng Ca2+ và Mg2+ được đánh giá ở mức cao, hàm lượng canxi trao đổi tại tất cả các điểm thí nghiệm dao động khoảng 4,19-8,23 meq/100g (Marx et al., 1999) và hàm lượng magiê nhỏ hơn 10 meq/100g (Dinkins and Jones, 2013). Hàm lượng sét, thịt và cát của tầng canh tác từ 0-20cm tại thí nghiệm Hịn Đất, Phụng Hiệp và Hồng Dân được phân thành phần cấp hạt là sét, tuy nhiên điểm thí nghiệm đất Tháp mười phân loại sét pha thịt nặng (silty clay) (Bảng 3.3).

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra, luận án được thực hiện với các nội dung nghiên cứu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)