2. Đất phèn hoạt động Sj
2.5.2 Đặc điểm vùng Đồng Tháp Mườ
Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một vùng đất trũng ngập nước của ĐBSCL nằm ở phía tả ngạn của hạ lưu sơng Mekong, phía Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp Sơng Tiền, phía Đơng và Đơng Nam giáp sơng Vàm Cỏ Đơng của Long An, có diện tích gần 700 nghìn hecta, chiếm gần 40% diện tích là đất phèn trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Địa hình ĐTM dạng lòng chảo lớn, hơi nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và Nam làm cho địa hình thay đổi rất lớn, có thể từ 0,5 m đến 2 m và đặc biệt có nơi cao đến 3,5 m như Gị Tháp. ĐTM có khí hậu tương đối ơn hịa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,10C. Trong năm tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 khoảng 28,80C. Trong năm có sự chênh lệch nhiệt độ trong vùng khoảng 2-30C. Vùng
ĐTM có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12-tháng 4. Lượng mưa trong vùng thay đổi rất nhiều và không ổn định, các tháng đầu mùa, lượng mưa ít và khơng ổn định. Lượng mưa trung bình tháng 5 khoảng 168 mm, có năm lên đến 365 mm và có năm lại giảm xuống còn 38 mm. Hàng năm lũ thường bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 11. Khoảng đầu tháng 9 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu vượt q 4,2 m thì dịng chảy của sơng Mekong, trước tiên sẽ chảy vào nội đồng qua các con rạch, sau đó nước ở Sở Thượng chảy tràn về Sở Hạ, các con kênh từ Đồng Tiến trở lên giáp biên giới Campuchia chứa đầy nước, một phần trong gần 1 tỷ mét khối nước đó được tích lại trong nội đồng, một phần chảy trở lại sông Tiền qua nhiều ngã và một phần được đổ ra biển.
Vùng ĐTM được hình thành trong phân đại Đệ Tứ, trên hai đơn vị trầm tích Pleistocen và Holocen cùng với giai đoạn trung gian của hậu Pleistocen. Nền trầm tích Pleistocen với vật liệu phù sa cổ không đồng đều được phủ lên bằng vật liệu mới của trầm tích Holocen. Do đó, có thể tìm thấy những gị phù sa cổ và những giồng cát cổ nằm xen lẫn giữa cánh đồng phù sa mới. Dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và con người, thơng qua sự phong hóa với các tiến trình sinh-hóa xảy ra đã hình thành nhiều nhóm đất khác nhau trong vùng ĐTM (Đất phù sa cổ, đất giồng cổ, đất phèn, đất phù sa và phù sa ven sông).
Đặc trưng của đất phèn hoạt động nông của ĐTM là tầng mặt rất chua, pH đất thấp, hàm lượng SO42- hòa tan thấp, Al3+ rất di động và tầng sinh phèn sâu trên 100cm (Chiểu
và ctv., 1991), đất vùng này có thành phần cơ giới nặng, giá tri pH thấp thường nhỏ hơn
4. Hàm lượng lưu huỳnh tổng ở tầng sinh phèn rất cao khoảng 4,2-4,8%, và nhôm trao đổi khá cao khoảng 120-590 ppm (Bá, 2009). Kết quả nghiên cứu đất phèn nặng mới khai hoang ở vùng ĐTM cho thấy đất có tầng phèn Jarosite (thuộc loại đất Typic Sulfaquepts), phân bố nơi có địa hình cao dễ thốt nước trong vùng, đối với loại đất này
thường có 3 tầng chính (tầng canh tác-tầng mặt; tầng phèn-sulfuric horizon; và tầng sinh phèn-sulfidic horizon). Ngược lại, loại đất chỉ có tầng sinh phèn mà khơng có tầng Jarosite (thuộc loại đất Hydraquentic Sulfaquepts) thường xuất hiện những nơi địa hình trũng, thấp thường ngập nước (Thuận và ctv., 2001).