Chất hữu cơ trong đất phèn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

2. Đất phèn hoạt động Sj

2.3.2 Chất hữu cơ trong đất phèn

Chất hữu cơ là nguồn dự trữ và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần chủ yếu của chất hữu cơ là C,H,O. Ngồi ra chúng cịn chứa một lượng đáng kể các chất khoáng như N,P,K,S và một số chất khoáng khác. Các chất này sẽ giải phóng và trở thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Chất hữu cơ ảnh hưởng đến nhiều tính chất lý hóa học như: thế oxy hóa khử, tăng khả năng hấp phụ, khả năng đệm của đất, cấu trúc đất, khơng khí, độ ẩm, dung trọng, và độ xốp của đất (Đức và Hiệp, 2005). Chất hữu cơ trong đất tác động đến sự tăng trưởng thực vật do hiệu quả của nó tác động đến các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của đất (Stevenson, 1991). Đặc biệt CHC cung cấp nguồn năng lượng cho vi sinh vật trong việc tạo cấu trúc đất, dự trữ và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng như N, P và S và góp phần tạo nên CEC nâng cao dung tích hấp thu các ion dinh dưỡng. Về tính chất vật lý chất hữu cơ giúp cho đất có cấu trúc cải thiện tính thống khí, duy trì độ ẩm tốt cho đất. Nó hoạt động như một bộ phận trao đổi ion là kho chứa nitơ, phốt pho, kali và các chất dinh dưỡng khác. Chất hữu cơ trong đất được phân hủy hoàn toàn được gọi là chất mùn. Hàm lượng chất hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất của một loại đất vì nhiều tác động của các chất hữu cơ như giải phóng chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm tra xói mịn đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, bảo vệ mơi trường và giảm ơ nhiễm khơng khí đất và nước. Chất hữu cơ có vai trị quan trọng trong đất, chất hữu cơ làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì của đất, giúp cho các vi sinh vật có ích phát triển, bổ sung các ngun tố đa vi lượng, tăng tính đệm của đất, đồng thời giúp cho cây trồng giảm ngộ độc trong vùng đất phèn.

Theo Bá (2003) lượng hữu cơ trong đất phèn khá cao từ 1-10%. Sự biến động này phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành của từng loại. Nếu là loại phèn hữu cơ trong phẫu diện thì tỷ lệ C cao và ngược lại. Đất phèn Nam Bộ thuộc loại đất giàu mùn (Bảng 2.2). Thơng thường, tầng mặt có hàm lượng mùn cao hơn các tầng bên dưới. Vì đất phèn ở

vùng trũng thường nhận sự rửa trôi của các vùng khác và bản thân những thực vật sống trên bề mặt đất bị chết đi, phân hủy thành mùn và không bị rửa trôi.

Bảng 2.2: Lượng mùn và hữu cơ trong tầng mặt đất phèn

Loại đất Điểm lấy mẫu Độ sâu

(cm)

C

(%)

M

(%)

Phèn nhiều Lê Minh Xuân 0-20 4,8 8,3

Phèn nhiều (trũng) Nhị Xuân 0-5 7,0 11,9

Phèn nhiều Ấp 9, X. Hòa An – HG 0-20 6,0 10,2

Phèn đang chuyển hóa Tam Nơng – ĐT 0-15 5,7 6,7

Phèn trung bình Ơ Mơn – HG 0-25 5,2 7,9

(Nguồn: Bá, 2003)

Theo Hưng (2009) hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại 4 vùng sinh thái của tầng A đất phèn cho thấy luôn ở mức từ khá đến giàu, dao động trong khoảng 1,7-16,4%. Bởi vì đất phèn ở vùng trũng thường nhận sự rửa trôi các vùng khác đến và bản thân những cây cỏ sống trên bề mặt của đất chết đi, phân giải thành mùn và không bị rửa trôi. Hàm lượng chất hữu cơ bên dưới tầng mặt thấp do phần lớn dư thừa thực vật như rơm rạ của vụ trước nếu được trả lại cho đất thì cũng chỉ được cày vùi ở lớp đất mặt (Hưng, 2016). Theo Toàn và ctv. (2016) hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt đất phèn vùng BĐCM có giá trị từ trung bình đến giàu 4%-12,8%. Tại vùng đất phèn TGLX qua khảo sát phân tích hai điểm Hịn Đất và Tri Tôn cho thấy hàm lượng CHC trong tầng mặt được đánh giá ở mức giàu dao động từ 8,9-13,3% (Hùng và ctv., 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)