Theo Đức và Hiệp (2005) ở Việt Nam công tác nghiên cứu đất và phân loại được tên đất thực hiện có kết quả khá sớm từ cuối thế kỷ thứ 19, nhiều nhà nghiên cứu đất đã xác định được đất phèn, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đen. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm và trường phái phân loại khác nhau theo hướng phân loại phát sinh của Liên Xô dùng cho Miền Bắc và phân loại theo hướng của Mỹ mang tính phát sinh kết hợp với tính chất thực tế trực quan qua bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam. Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu đất quốc gia theo phương pháp định lượng: FAO- UNESCO-WRB theo phân loại hệ thống 4 cấp: i) Nhóm; ii) Loại (Đơn vị); iii) Loại phụ (Đơn vị phụ); iv) Biến chủng (Đức và Hiệp, 2005; Minh và ctv., 2012).
Theo Hà và ctv. (2005) nhóm đất phèn (S) được chia làm 2 loại: Đất phèn tiềm tàng (Sp) và đất phèn hoạt động (Sj). Để đánh giá về mức độ ảnh hưởng đã chia đất phèn
thành các cấp độ như sau: tầng phèn hoặc tầng sinh phèn hiện diện độ sâu 0-50cm so với lớp đất mặt được xếp vào đất phèn hoạt động nông (Sj1) hoặc đất phèn tiềm tàng nông (Sp1). Trong trường hợp tầng phèn hoặc tầng sinh phèn hiện diện độ sâu từ (50- 120cm) được xếp vào phèn hoạt động sâu (Sj2) hoặc đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2) (Chiểu và ctv., 1991; Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam, 1999). Để xây dựng bản đồ đất chi tiết và đồng bộ cho cả nước Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất thiết lập tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 9487:2012) về quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn, trong đó có phụ lục quy định về phân loại, đặt tên đất và ký hiệu dùng cho bản đồ đất tỷ lệ lớn (1/5.000-1/25.000) (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Phân loại đất và ký hiệu dùng cho bản đồ đất tỷ lệ lớn (1/5.000 – 1/25.000)
TT Tên đất Ký hiệu
Đất phèn S