2. Đất phèn hoạt động Sj
3.1 Vật liệu nghiên cứu (i) Vật liệu thí nghiệm
(i) Vật liệu thí nghiệm
- Phân đạm: Urê Phú Mỹ (46 %N).
- Phân lân: Super lân Long Thành (16% P2O5).
Theo lý thuyết super lân có tính axit và lân nung chảy có tính kiềm. Lân nung chảy thích hợp với đất chua tốt hơn super lân. Tuy nhiên, do tập quán canh tác của người dân dùng phân super lân để bón lót để cung cấp đủ nhu cầu lân cho cây ngay từ giai đoạn đầu là rất cần thiết (Phạm Sỹ Tân, 2005 và 2008; Mai Thành Phụng và ctv., 2005). Phân Supe lân có chứa 16,5% P2O5 tan trong xitrat amôn 11,2%, 22-23% CaO và có chứa ít hơn 4% axit sự do (https://phanbonmiennam.com.vn). Với lượng 4% axit trong phân là rất nhỏ so với lượng acid sinh ra từ đất phèn, đồng thời nơng dân có tập qn xổ phèn để tháo bỏ axit và độc tố nên giảm được độ chua lưu tồn trong đất phèn.
Để kết quả thí nghiệm có thể khuyến cáo phù hợp với tập quan canh tác của nông dân, tác giả đã chọn phân lân super để cung cấp lân cho cây lúa thí nghiệm.
- Phân Kali: Kali clorua (60% K2O). - Phân DAP (18%-46%-0%)
- Dung dịch Avail@ polymer (hoạt chất dicarboxylic acid polymer - DCAP) có nồng độ 2‰
(ii) Dụng cụ khảo sát thực địa và phân tích
Các dụng cụ khảo sát đất ngoài đồng như khoan máng lớn loại 2m, xẻng và các dụng cụ đào đất, thước dây chuyên dụng, bảng mô tả phẫu diện, dao dùng để mô tả mẫu đất, hộp tiêu bản, túi đựng mẫu đất, giấy đo pH, H2O2 và quyển so màu Munsell.
Thiết bị định vị toàn cầu GPS để xác định vị trí khảo sát và đào tả phẫu diện, máy ảnh ghi nhận lại hình ảnh trong quá trình đào tả phẫu diện đất.
Các dụng cụ dùng trong phòng phân tích: Các máy đo pH-EC kế, ống hút Robinson, máy hấp thu nguyên tử, máy so màu, máy lắc, tủ hút, máy chưng cất đạm và và một số dụng cụ khác trong phịng phân tích lý hóa học đất.