Ảnh hưởng bón phân lân dạng DAP phối trộn Avail đến năng suất, hàm lượng và hấp thu lân trên cây lúa vụ HT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 124 - 126)

- 10YR6/8 vàng hơi nâu

4.3.1 Ảnh hưởng bón phân lân dạng DAP phối trộn Avail đến năng suất, hàm lượng và hấp thu lân trên cây lúa vụ HT

lượng và hấp thu lân trên cây lúa vụ HT

4.3.1.1 Ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail đến năng suất lúa vụ HT

Bón phân lân phối trộn với Avail mức 30kg P2O5+Avail chưa làm gia tăng năng suất lúa vụ HT tại (Hòn Đất, Hồng Dân và Tháp Mười). Điều này được giải thích là khả năng cung cấp lân từ đất tại 03 điểm thí nghiệm rất cao là 48kg P2O5/ha(Bảng 4.9), đáp ứng được 83% P2O5 so tổng hút thu lân của cây lúa vụ HT, điều này được chứng minh bởi khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất lúa giữa nghiệm thức có bón lân (30kg P2O5; 30kg P2O5+Avail; 60kg P2O5) và khơng bón lân 0kg P2O5. Ngồi ra, lân dễ tiêu đầu vụ được đánh giá cao ở tầng canh tác nên có khả năng đáp ứng được cho cây lúa hấp thu. Mặc dù, lân dễ tiêu ở tầng canh tác tại Hồng Dân được đánh giá thấp, tuy nhiên do hàm lượng độc tố Fe2+, Al3+ tại điểm này thấp hơn so với điểm thí nghiệm Phụng Hiệp (Bảng 3.3). Năng suất lúa vụ HT trung bình tại Hịn Đất là 4 tấn/ha, nhưng tại Hồng Dân năng suất đạt đến 5,59 tấn/havà Tháp Mười là 4,25 tấn/ha. Tuy nhiên, điểm thí nghiệm đất phèn Phụng Hiệp, bón lân phối trộn Avail 30kg P2O5+Avail đã đưa đến sự gia tăng năng suất lúa. Cụ thể, nghiệm thức bón 30kg P2O5 khơng tăng năng suất lúa và khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất lúa so nghiệm thức khơng bón lân 0kg P2O5, nhưng nghiệm thức bón 30kg P2O5+Avail cho năng suất cao 3,9 tấn/ha khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức chỉ bón 30kg P2O5/havà khơng bón lân 0kg P2O5 năng suất chỉ đạt 3,02-3,03 tấn/ha(Bảng 4.10).

Tất cả nghiệm thức bón phân lân phối trội Avail mức 30kg P2O5+Avail tại 4 điểm thí nghiệm đất phèn ĐBSCL khơng khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất lúa vụ HT so với các nghiệm thức có bón mức lân 30kg P2O5 và 60kg P2O5, ngoại trừ điểm thí nghiệm Phụng Hiệp có khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức bón 30kg P2O5. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, bón phân lân phối trộn với Avail góp phần giảm đến 50% lượng lân theo khuyến cáo tại vùng đất có đáp ứng lân như Phụng Hiệp. Theo Toản và Linh (2014) bón Avail (có chứa hoạt chất dicarboxylic acid polymer - DCAP) trộn với phân lân cho kết quả khá tốt ở liều lượng lân thấp mức 20kg P2O5/hađã dẫn đến gia tăng năng suất lúa từ 7-8% so với chỉ bón phân lân dạng DAP trên đất phèn nhẹ tại Cần Thơ và Tiền Giang. Phối trộn Avail với nồng độ 0,2% có thể tiết kiệm được 40- 50% lượng phân lân theo khuyến cáo. Tuy nhiên, với nghiệm thức bón liều lượng lân cao, việc phối trộn với Avail không đưa đến sự khác biệt về năng suất lúa (Dunn and Stevens, 2008; Toản và Linh, 2014). Do đó, kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng phân lân phối trộn Avail tại 04 điểm thí nghiệm trên đất phèn ĐBSCL cho thấy không đưa đến

sự khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất lúa giữa bón phân lân liều lượng 30kg P2O5/ha so với bón nghiệm thức bón 30kg P2O5/ha+Avail, do lượng phân lân sử dụng trong thí nghiệm ở mức 30kg P2O5 đủ để cây lúa phát triển trong các mùa vụ đầu, phù hợp với nghiên cứu của Toản và Linh (2014) chỉ sử dụng phân lân 20kg P2O5/ha+Avail cho thấy đáp ứng và tăng năng suất lúa. Tuy nhiên, trên đất phèn Phụng Hiệp có thể hiện đáp ứng khi bón lân phối trộn hoạt chất Avail do đất phèn Phụng Hiệp có pH thấp, hàm lượng độc tố Fe2+ và Al3+ cao nên khi bón phân lân phối trộn với Avail vào đất hoạt chất Avail có điện tích âm, có ái lực mạnh với Fe, Al sẽ giúp P hữu dụng cho cây trồng, giúp cây trồng hấp thu tốt với lân làm gia tăng năng suất. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy bón lân kết hợp Avail đã làm tăng năng suất lúa ở Mỹ (Dunn and Stevens, 2008) và ở Philippines (Cruz, 2008).

Bảng 4.10: Ảnh hưởng bón lân phối trộn Avail đến năng suất lúa vụ HT

Địa điểm Nghiệm thức Năng suất thực tế (tấn ha-1)

Hòn Đất 0P2O5 3,91 30P2O5 3,93 60P2O5 3,9 30P2O5+Avail 4,26 Phụng Hiệp 0P2O5 3,03b 30P2O5 3,02b 60P2O5 3,61ab 30P2O5+Avail 3,9a Hồng Dân 0P2O5 5,52 30P2O5 5,64 60P2O5 5,58 30P2O5+Avail 5,61 Tháp Mười 0P2O5 3,9b 30P2O5 4,4a 60P2O5 4,3a 30P2O5+Avail 4,4a CVHòn Đất (%) 12,13 CVPhụng Hiệp (%) 10,08 CVHồng Dân (%) 7,36 CVTháp Mười (%) 3,92 FHòn Đất ns FPhụng Hiệp * FHồng Dân ns FTháp Mười *

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) và 5% (*); ns: khơng có khác biệt ý nghĩa thống kê

4.3.1.2 Ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail đến hàm lượng và hấp thu lân trên cây lúa vụ HT

 Ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail đến hàm lượng lân trên cây lúa

vụ HT

Bón phân lân và phân lân phối trộn Avail cho lúa vụ HT chưa làm tăng hàm lượng lân trong thân lá tại 04 điểm thí nghiệm (Hịn Đất, Phụng Hiệp, Hồng Dân và Tháp Mười), tại điểm thí nghiệm Phụng Hiệp có hàm lượng lân trong thân lá trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)