2. Đất phèn hoạt động Sj
2.5.1 Đặc điểm vùng Tứ Giác Long Xuyên
Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) là vùng đất rộng lớn (tổng diện tích hơn 480 nghìn ha) thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Địa hình vùng TGLX có hai dạng: i) Dạng đồi núi thấp chiếm phần ít diện tích (gồm những đồi núi, cồn cát phía Nam An Giang, núi Dài, núi Cơ Tô, núi Sập, núi Sam và và các núi đá vơi ở rải rác ven biển phía Tây Kiên Giang; ii) Dạng đồng bằng trũng chiếm diện tích lớn là vị trí phân bố đất phèn của vùng. Cao trình chung của vùng biến động trong khoảng 0,4- 2,0 m. Về điều kiện địa chất của vùng thuộc hệ Đệ tứ phù sa hiện đại, thành phần cơ giới có sét, thịt trắng hoặc vàng có tầng đất dày. Dưới các độ sâu 1,5-3,0 m thường gặp trầm tích biển chứa vỏ sị, vỏ hến.
Vùng TGLX có 02 mùa rõ rệt (mùa mưa bắt đầu tháng 4 và kết thúc vào tháng 12; mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 4): Do đây là vùng gần biển mùa mưa kéo dài hơn và lượng mưa cũng cao từ 1.800-2.200 mm, càng về hướng An Giang và Cần Thơ lượng mưa có giảm cịn khoảng 1.600-1.700 mm. Lượng bốc hơi khoảng 1.200-1.400 mm cao nhất trong tháng 3. Ẩm độ khơng khí trong các tháng mùa mưa khoảng 80-85%, nhiệt độ bình qn khoảng 26-270C, biên độ khơng q 3-40C. Vào mùa lũ, lượng nước lũ qua
sông Hậu theo các kênh rạch vào nội đồng chiếm khoảng 20-25% và lượng nước lũ chảy tràn từ Campuchia qua kênh Vĩnh Tế vào nội đồng và đổ ra biển (vịnh Thái Lan) chiếm khoảng 70-80%. Nhìn chung lũ vùng TGLX lên nhanh và có lưu lượng tăng nhanh vào tháng 7, lớn nhất vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11, cường suất lũ bình quân khoảng 3-5 cm/ngày; tối đa 13-17 cm/ngày, càng xa sơng về phía Nam, lũ về càng muộn và rút muộn. Sau khi mở kênh Vĩnh Tế, kênh T7, T8 hồn thành dẫn và thốt lũ ra Biển Tây, mang theo lượng lớn phù sa đồng thời có lượng lớn nước để rửa phèn và ém phèn từ đó làm tăng diện tích và sản lượng lúa của vùng khá rõ.
Theo Bá (2009) đất phèn ở vùng TGLX tương đối đồng nhất về q trình hình thành và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực. Do đặc điểm của quá trình hình thành đất phèn mà vùng TGLX có các dạng đất phèn đặc trưng như sau: i) Loại đất phèn tiềm tàng nội địa: phân bố sâu trong nội đồng xuất hiện các vùng trũng tạo thành các ổ phèn nằm xen giữa cồn cát khi hiện tượng biển lùi, để lại các vịnh hở, có xu hướng hình bán nguyệt quay lưng ra biển. Vùng trũng này có mực nước ngầm nơng và mùn nhiều. Thơng thường phẫu diện đất này có 2 tầng chính (tầng mặt xám đen mùn nhiều và tầng bên dưới có chứa vật liệu sinh phèn pyrite. pH thấp khoảng 2-3, hàm lượng SO42- tổng số trong đất cao và lượng SO42- hòa tan thấp, biểu hiện mức độ tiềm tàng còn rất lớn. Hàm lượng độc tố Al3+ dao động trong khoảng 1.900-2.900 ppm; ii) Đất phèn tiềm tàng cận duyên hải: được phân bố thành dải dài dọc theo vùng ven biển được bồi lắp bởi phù sa biển và sơng có chiều rộng dao động khoảng 7-15 km, độ sâu của lớp phèn tiềm tàng ít lộ trên mặt đất, với thảm thực vật là rừng thứ sinh: chà là, dừa nước, cỏ mồm, cỏ nước mặn; Đất than bùn phèn tiềm tàng: phân bố rải rác kiểu da beo, phân bố một số nơi như Hà Tiên, Bình Sơn, Tây Nam Bảy Núi. Do sự hình thành và phát triển đặc trưng vùng tạo nên tầng than bùn dày khoảng 50cm phần lộ thiên, tầng bên dưới là tầng chứa vật liệu sinh phèn (pyrite). Thực vật che phủ chủ yếu là rừng tràm, cỏ năng, dớn choại. Nước ngầm nơng, có giá trị pH tươi khoảng 5,5 tuy nhiên pH khô thấp nhỏ hơn 3. Hàm lượng SO42- tổng số và chỉ số C/N trong đất cao, tầng dày trên 1,2m tồn là bã thực vật bán phân hủy, khơng mặn; Đất phèn hoạt động: