Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro

sinh lời, thơng thƣờng trong hoạt động của mình các ngân hàng thƣơng mại cũng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt. Trong một nền kinh tế có nhiều biến động nhƣ hiện nay, khiến các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào cơng việc kiểm sốt và đo lƣờng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập.

- Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê): chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng

của tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lƣợng tín dụng càng cao.

- Tỷ lệ cho vay (cho vay ròng/tổng tài sản): phản ánh phần tài sản có đƣợc

phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém, tỷ lệ này cho thấy, việc tăng cƣờng sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu nhƣ nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lƣợng của các khoản cho vay giảm. - Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vƣợt quá nguồn vốn nhạy cảm với

lãi suất trong một thời kỳ nhất định, một ngân hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng bất lợi và thua lỗ có thể xảy ra nếu lãi suất giảm. Ngƣợc lại, khi quy mô vốn nhạy cảm với lãi suất vƣợt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng.

- Tỷ lệ địn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này phản

ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản đƣợc tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Trên thực tế cho thấy tỷ lệ này trung bình khoảng trên 15 lần, nhƣng vì vốn chủ có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.

Ngồi các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng cịn có thể sử dụng nhiều hệ số tài chính khác nhƣ: tổng dự nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế) …

Nhƣ vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cần chú ý và kiểm sốt hợp lý các chỉ tiêu nhƣ: quy mô ngân hàng, kiểm sốt chi phí (chi phí hoạt động/ tổng thu hoạt động); cơ cấu tiền gửi; địn bảy tài chính; mở rộng các dịch vụ thu phí; tăng trƣởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay. Tuy nhiên khơng nên coi tiêu chí tăng trƣởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay nhƣ là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăng trƣởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phí hoạt động nhanh hơn tổng nguồn thu.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại

Dựa vào những nghiên cứu trƣớc đây, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)