Hiệu quả quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

Lợi nhuận của ngân hàng có thể đƣợc cải thiện bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến về truyền thơng, thơng tin và cơng nghệ trong ngành tài chính trong quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng. Tỷ số chi phí hoạt động trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ số này càng giảm chứng tỏ trình độ quản lý của ngân hàng đang đƣợc cải thiện và sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng (Trujilo-Ponce, 2012), Zeitun (2012) và Aleksiou & Sofoklis (2009).

1.3.10. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia phản ánh sự tăng trƣởng các hoạt động kinh tế và thu nhập của quốc gia đó. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia cũng phản ánh tình trạng kinh doanh tốt bao gồm cả ngành ngân hàng. Do đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao cũng có nghĩa là lợi nhuận của ngành ngân hàng cao.Gur, Irshad và Zaman (2011), Trujilo-Ponce (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trƣởng kinh tế và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.3.11. Lạm phát

Lạm phát là một nhân tố vĩ mơ quan trọng có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một chỉ số dự báo về rủi ro kinh doanh, lạm phát cao thể hiện rủi ro kinh doanh cao.Nếu lạm phát tăng, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ kiểm soát bằng cách tăng lãi suất cơ bản.Việc tăng lãi suất cơ bản sẽ dẫn đến việc các NHTM tăng lãi suất cho vay nhiều hơn tăng lãi suất tiền gửi cho nên làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhƣng nếu lạm phát tăng quá cao thì lãi suất tiền gửi và tiền vay cũng tăng theo, trong điều kiện nhƣ vậy ngƣời ta sẽ gửi tiết kiệm nhiều hơn là vay của ngân hàng, điều này dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.Sufian (2011), Gur, Irshad và Zaman (2011), Trujilo-Ponce (2012) tìm thấy rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát với hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

Nhƣ vậy, tác giả đã tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả của ngân hàng đều tập trung ở các nƣớc đang phát triển với các NHTM có quy mơ lớn và hiệu quả hoạt động cao. Các tác giả cũng dựa trên các phƣơng pháp phân tích định tính và mơ hình định lƣợng khác nhau trong những giai đoạn nghiên cứu khác nhau để đƣa ra kết luận, vì vậy các kết luận của các tác giả có sự mâu thuẫn về mức độ và dấu của tƣơng tác giữa các nhân tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Đây là tiền đề để tác giả tiến hành kiểm định lại những nhân tố này cho các NHTM VN.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu của các NHTM VN với quy mơ và hiệu quả hoạt động cịn khiêm tốn so với các NHTM ở các bài nghiên cứu trƣớc đây. Bên cạnh đó, số lƣợng mẫu quan sát dựa trên báo cáo tài chính của 33 NHTM VN trong thời gian 5 năm từ 2008-2012, đây là thời gian sau khủng hoảng kinh tế tồn cầu và giai đoạn phục hồi, vì vậy sẽ có sự khác nhau về mức độ và kỳ vọng dấu của tƣơng tác giữa các nhân tố so với các nghiên cứu trƣớc đây. Ngồi ra, có thể có các nhân tố có tác động về mặt lý luận nhƣng sẽ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với bộ dữ liệu trong giai đoạn này.

Kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây, mơ hình định lƣợng đƣợc sử dụng trong bài luận là mơ hình hồi quy OLS với bộ dữ liệu dạng bảng cân. Tác giả sẽ tiến hành chạy mơ hình ở ba dạng mơ hình dữ liệu tổng hợp, mơ hình tác dộng cố định và mơ hình tác động ngẩu nhiên.

Trên đây là những cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của bài luận giúp tác giả đi vào phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam ở chƣơng tiếp theo

Kết luận chƣơng 1

NHTM là một định chế tài chính mà đặc trƣng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn.Ngồi ra, NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Về bản chất NHTM cũng có thể đƣợc coi nhƣ một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép.Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu đƣợc các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo tồn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tƣ. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong bài luận này mà tác giả chú trọng phân tích là hiệu quả về mặt kinh

tế (tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu).

Trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTM, ngƣời ta thƣờng xem xét các chỉ tiêu nhƣ lợi nhuận sau thuế, suất sinh lợi trên VCSH, suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên,chi phí hoạt động trên doanh thu …Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng chú trọng đến sự lành mạnh của NHTM thông qua các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu … để có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả kinh doanh của các NHTM.Ngoài ra, các nhân ảnh hƣởng hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng đƣợc chú trọng phân tích. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả đƣa vào bài luận này 11 nhân tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản, tỷ số cho vay trên tổng tài sản, quản trị rủi ro tín dụng,tỷ lệ các khoản đầu tƣ trong tổng tài sản,tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, sự đa dạng hóa các nguồn thu, hiệu quả quản trị chi phí, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát. Các nhân tố này sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng mơ hình định lƣợng trong việc phân tích thực trang hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.1.1. Sơ lƣợc về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm ngân hàng chính: các NHTM nhà nƣớc, các NHTMCP và các NHTM nƣớc ngồi. Ngồi ra, cịn có các ngân hàng liên doanh và các văn phịng đại diện của các TCTD nƣớc ngồi.Cụ thể, tính đến cuối năm 2012, có 5 NHTM nhà nƣớc (trong đó có 3 ngân hàng là: Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - Vietinbank, và Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - BIDV đã đƣợc cổ phần hóa, tuy nhiên, Nhà nƣớc vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 1 ngân hàng chính sách, 34 NHTMCP, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngồi, và 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi. Ngồi ra cịn có các TCTD phi ngân hàng, bao gồm 18 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho th tài chính và hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (gồm 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ƣơng với hơn 1.073 quỹ thành viên). Tuy nhiên, nhƣ phần giới thiệu của bài nghiên cứu này đã đề cập, tác giả chỉ chú trọng phân tích nhóm NHTMCP và nhóm NHTMNN.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Nhƣ trình bày ở chƣơng 1, hoạt động huy động vốn của các NHTM bao gồm huy động từ các nguồn: Vốn chủ sở hữu , tiền gửi, phát hành chứng khoán, vốn vay các ngân hàng khác,… nhƣng do dạn chê trong việc thu thập cũnng nhƣ tính chính xác của dữ liệu trong giai đoạn này nên trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ chú trọng vào phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi và vốn chủ sở hữu vì đây là khoản mục quan trọng trong tổng nguồn vốn của các NHTM

Hoạt động huy động vốn chủ sở hữu

Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thƣớc đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng nhƣ tỷ lệ địn bẩy tài chính. VCSH thấp dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vƣợt quá quy mô VCSH. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, VCSH đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ bị tổn thƣơng và nguy cơ phá sản rất cao.

Để đáp ứng các chỉ tiêu an tồn vốn theo thơng lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011 theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ- CP ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các TCTD thành lập và hoạt động tại Việt Nam.Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng đƣợc mở rộng tƣơng ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dƣ từ cổ phiếu từ các đợt IPO, lợi nhuận tăng trƣởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên.Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP trong năm 2012 là do nợ xấu phát

sinh tăng, nguồn lợi nhuận chƣa phân phối của năm 2011 sẽ đƣợc kết chuyển cho mục đích trích lập dự phịng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn. Các NHTMNN vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng là do thặng dƣ vốn cổ phần, mà trong đó một phần có sự đóng góp khơng nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tƣơng đƣơng 11.800 tỷ đồng với thặng dƣ vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Thay đổi của VCSH so với tổng tài sản của các NHTM

NHTMNN STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn chủ sở hữu 58,510 78,004 124,970 139,692 174,003 2 Tốc độ tăng VCSH 33.32% 60.21% 11.78% 24.56% 3 Tổng tài sản (TTS) 1,097,683 1,316,748 1,627,674 1,986,534 2,263,469 4 Tốc độ tăng TTS 19.96% 23.61% 22.05% 13.94% 5 VCSH/ TTS 5.33% 5.92% 7.68% 7.03% 7.69% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn chủ sở hữu 92,755 135,011 166,542 208,374 200,012 2 Tốc độ tăng VCSH 45.56% 23.35% 25.12% -4.01% 3 Tổng tài sản (TTS) 655,371 1,145,501 1,732,607 2,289,760 2,201,289 4 Tốc độ tăng TTS 74.79% 51.25% 32.16% -3.86% 5 VCSH/ TTS 14.15% 11.79% 9.61% 9.10% 9.09%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Bên cạnh đó, ta có thể dễ dàng quan sát thấy rằng tốc độ tăng của VCSH của các NHTM đồng hành cùng với tốc độ tăng nhanh của tổng tài sản trong giai đoạn 2008-2012, tuy nhiên lại có sự phân hóa khá rõ rệt giữa 2 nhóm NHTM về tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản. Đối với nhóm NHTMNN, tốc độ tăng của VCSH đều có xu hƣớng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản dẫn đến tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản đƣợc cải thiện mặc dù tỷ lệ này vẫn còn khá thấp. Trong khi đó, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của nhóm NHTMCP lại có xu hƣớng giảm đều trong suốt giai đoạn, điều đó cho thấy rằng tốc độ tăng của VCSH không nhanh bằng tốc độ tăng rất mạnh của tổng

tài sản và cũng thể hiện rằng các ngân hàng này đang phụ thuộc nặng nề hơn vào nguồn vốn vay nợ bên ngoài, đặc biệt là thị trƣờng liên ngân hàng và các nguồn vay mƣợn khác (từ nƣớc ngồi, từ NHNN,…) và quy mơ vốn chủ sở hữu đang giảm sút tƣơng đối so tổng tài sản. Việc gia tăng sử dụng địn bảy tài chính trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng lợi nhuận nhƣng cũng đồng thời làm tăng rủi ro tài chính của các NHTM, điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của các NHTM nêu thiếu sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản khi mà mức độ an toàn vốn đang suy giảm.

Ngoài ra, các NHTM cũng cần chú ý rằng việc tăng VCSH của các NHTM sẽ gặp khá nhiều trở ngại khi mà thị trƣờng chứng khoán ảm đạm và hoạt động kinh doanh của các NHTM đang gặp khó khăn.Nếu tăng VCSH theo phƣơng pháp cơ học thông qua phát hành cổ phiếu hàng năm và trích dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% từ nguồn lợi nhuận để lại thì quy mơ tăng vốn chủ sở hữu rất chậm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trƣởng vốn bình quân của khu vực NHTMCP giai đoạn 2008-2012 là 20%, và khu vực NHTMNN là 25%.Tăng vốn theo hình thức này sẽ có giới hạn nhất định bởi lợi nhuận không thể tăng trƣởng vô hạn. Giải pháp để tăng trƣởng nhanh hơn là lựa chọn hình thức mua, bán, sáp nhập với các TCTD khác.

Hoạt động huy động tiền gửi khách hàng

Huy động vốn tiền gửi từ nền kinh tế của hai khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt với sự bùng nổ mạng lƣới chi nhánh của một số ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 18%. Nhờ tốc độ tăng trƣởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dƣ huy động giữa hai khu vực NHTMNN và NHTMCP giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.

Huy động vốn tiền gửi của khu vực NHTMCP có bƣớc tăng đột biến trong 3 năm từ

2009-2011 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn đƣợc quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn, điều này cũng cho thấy sự bất ổn định trong nguồn vốn huy động, do các ngân hàng thay vì nâng cao chất lƣợng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến cho các khoản tiền gửi thƣờng nhanh chóng bị rút ra và đem gửi tại ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn h n nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng nhƣ giới hạn tín dụng của NHNN.Trần lãi suất huy động khiến nhiều ngƣời lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với khu vực NHTMCP là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam nhƣ: ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng

này. Hậu quả là một lƣợng tiền lớn đƣợc rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và đƣợc chuyển tới các NHTMNN.

Bảng 2.2: Thay đổi của Tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản của các NHTM

NHTMNN STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tiền gửi (TG) 804,081 861,683 1,129,357 1,204,170 1,529,096

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)