Thay đổi của VCSH so với tổng tài sản của các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 43)

NHTMNN STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn chủ sở hữu 58,510 78,004 124,970 139,692 174,003 2 Tốc độ tăng VCSH 33.32% 60.21% 11.78% 24.56% 3 Tổng tài sản (TTS) 1,097,683 1,316,748 1,627,674 1,986,534 2,263,469 4 Tốc độ tăng TTS 19.96% 23.61% 22.05% 13.94% 5 VCSH/ TTS 5.33% 5.92% 7.68% 7.03% 7.69% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn chủ sở hữu 92,755 135,011 166,542 208,374 200,012 2 Tốc độ tăng VCSH 45.56% 23.35% 25.12% -4.01% 3 Tổng tài sản (TTS) 655,371 1,145,501 1,732,607 2,289,760 2,201,289 4 Tốc độ tăng TTS 74.79% 51.25% 32.16% -3.86% 5 VCSH/ TTS 14.15% 11.79% 9.61% 9.10% 9.09%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Bên cạnh đó, ta có thể dễ dàng quan sát thấy rằng tốc độ tăng của VCSH của các NHTM đồng hành cùng với tốc độ tăng nhanh của tổng tài sản trong giai đoạn 2008-2012, tuy nhiên lại có sự phân hóa khá rõ rệt giữa 2 nhóm NHTM về tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản. Đối với nhóm NHTMNN, tốc độ tăng của VCSH đều có xu hƣớng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản dẫn đến tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản đƣợc cải thiện mặc dù tỷ lệ này vẫn còn khá thấp. Trong khi đó, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của nhóm NHTMCP lại có xu hƣớng giảm đều trong suốt giai đoạn, điều đó cho thấy rằng tốc độ tăng của VCSH không nhanh bằng tốc độ tăng rất mạnh của tổng

tài sản và cũng thể hiện rằng các ngân hàng này đang phụ thuộc nặng nề hơn vào nguồn vốn vay nợ bên ngoài, đặc biệt là thị trƣờng liên ngân hàng và các nguồn vay mƣợn khác (từ nƣớc ngồi, từ NHNN,…) và quy mơ vốn chủ sở hữu đang giảm sút tƣơng đối so tổng tài sản. Việc gia tăng sử dụng địn bảy tài chính trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng lợi nhuận nhƣng cũng đồng thời làm tăng rủi ro tài chính của các NHTM, điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của các NHTM nêu thiếu sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản khi mà mức độ an toàn vốn đang suy giảm.

Ngoài ra, các NHTM cũng cần chú ý rằng việc tăng VCSH của các NHTM sẽ gặp khá nhiều trở ngại khi mà thị trƣờng chứng khoán ảm đạm và hoạt động kinh doanh của các NHTM đang gặp khó khăn.Nếu tăng VCSH theo phƣơng pháp cơ học thông qua phát hành cổ phiếu hàng năm và trích dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% từ nguồn lợi nhuận để lại thì quy mơ tăng vốn chủ sở hữu rất chậm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trƣởng vốn bình quân của khu vực NHTMCP giai đoạn 2008-2012 là 20%, và khu vực NHTMNN là 25%.Tăng vốn theo hình thức này sẽ có giới hạn nhất định bởi lợi nhuận không thể tăng trƣởng vô hạn. Giải pháp để tăng trƣởng nhanh hơn là lựa chọn hình thức mua, bán, sáp nhập với các TCTD khác.

Hoạt động huy động tiền gửi khách hàng

Huy động vốn tiền gửi từ nền kinh tế của hai khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt với sự bùng nổ mạng lƣới chi nhánh của một số ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 18%. Nhờ tốc độ tăng trƣởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dƣ huy động giữa hai khu vực NHTMNN và NHTMCP giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.

Huy động vốn tiền gửi của khu vực NHTMCP có bƣớc tăng đột biến trong 3 năm từ

2009-2011 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn đƣợc quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn, điều này cũng cho thấy sự bất ổn định trong nguồn vốn huy động, do các ngân hàng thay vì nâng cao chất lƣợng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến cho các khoản tiền gửi thƣờng nhanh chóng bị rút ra và đem gửi tại ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn h n nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng nhƣ giới hạn tín dụng của NHNN.Trần lãi suất huy động khiến nhiều ngƣời lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với khu vực NHTMCP là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam nhƣ: ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng

này. Hậu quả là một lƣợng tiền lớn đƣợc rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và đƣợc chuyển tới các NHTMNN.

Bảng 2.2: Thay đổi của Tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản của các NHTM

NHTMNN STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tiền gửi (TG) 804,081 861,683 1,129,357 1,204,170 1,529,096 2 Tốc độ tăng TG 7.16% 31.06% 6.62% 26.98% 3 Tổng tài sản (TTS) 1,097,683 1,316,748 1,627,674 1,986,534 2,263,469 4 Tốc độ tăng TTS 19.96% 23.61% 22.05% 13.94% 5 Tiền gửi/TTS 73.25% 65.44% 69.38% 60.62% 67.56% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tiền gửi (TG) 432,914 745,479 1,125,727 1,276,378 1,449,850 2 Tốc độ tăng TG 72.20% 51.01% 13.38% 13.59% 3 Tổng tài sản (TTS) 655,371 1,145,501 1,732,607 2,289,760 2,201,289 4 Tốc độ tăng TTS 74.79% 51.25% 32.16% -3.86% 5 Tiền gửi/TTS 66.06% 65.08% 64.97% 55.74% 65.86%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa hai khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từ năm 2008 đến 2011, các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mơ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ở trong và ngoài nƣớc. Khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể từ năm 2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỷ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp

xuống dƣới 60 nghìn tỷ năm 2012. Điều này kh ng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phụ thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng nhƣ tự chủ hơn nữa trong quản trị thanh khoản.

Hoạt động huy động tiền gửi liên ngân hàng

Giai đoạn 2008-2011 chứng kiến sự tăng lên rất mạnh mẽ nguồn vốn tiền gửi liên hàng của cả hai nhóm NHTM cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản, trong đó tốc độ tăng về quy mơ và tỷ trọng trong tổng tài sản của nhóm NHTMCP nhanh hơn nhiều so với nhóm NHTMCP. Ngồi ra, ta cũng có thể dễ dàng thấy rằng, tốc độ tăng của nguồn vốn liên ngân hàng còn nhanh hơn cả tốc độ tăng tổng tài sản của cả hai nhóm NHTM, điều này cho thấy trong giai đoạn này các NHTM đang tham gia mạnh mẽ vào thị trƣờng liên ngân hàng với vai trò là một kênh giao dịch vốn chủ yếu của các NHTM, cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua ủy thác đầu tƣ, tạo nên những vòng quay thúc đẩy quy mô tổng tài sản vì trong giai đoạn này,liên ngân hàng là một kênh cởi mở; đồng vốn trao đi - đổi lại, ngân hàng vừa gửi vừa cho vay; họ có thể sử dụng thủ thuật “bật tƣờng” vốn qua lại lẫn nhau để vừa tăng tài sản có vừa tăng tài sản nợ.

Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng (tới cuối 2012, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của nhóm NHTMNN là 101% và của nhóm NHTMCP là 79%) đã khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản và buộc phải vay mƣợn trên thị trƣờng liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN thông qua hoạt động tái cấp vốn. Thực tế cho thấy, khó khăn thanh khoản tại một số NHTMCP quy mơ nhỏ có khoản tiền vay từ các NHTM quy mơ lớn cộng với thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến cho mức độ rủi ro của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn. Lãi suất liên ngân hàng trong quý cuối năm 2011 tăng cao liên tục đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại một số NHTM. Lần đầu tiên trên thị trƣờng liên ngân hàng Việt Nam xuất hiện hiện tƣợng các chủ thể tham gia giao dịch yêu cầu ngân hàng đi vay phải có tài sản bảo

đảm có tính thanh khoản cao nhƣ vàng, ngoại tệ do một số ngân hàng vay liên ngân hàng nhƣng khơng trả nợ đúng hạn, thậm chí chây ỳ trả nợ gốc. Khó khăn về thanh khoản trong nửa cuối năm 2011, một vài tháng đầu năm 2012 không những từ sự mất cân đối giữa huy động và cho vay mà còn là kết quả của sự thiếu hiệu quả trong năng lực tài chính và quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Bảng 2.3: Thay đổi của Tiền gửi liên ngân hàng so với tổng tài sản của các NHTM

NHTMNN

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tiền gửi Liên NH 131,773 238,057 288,270 353,247 308,889

2 Tốc độ tăng TGLNH 80.66% 21.09% 22.54% -12.56% 3 Tổng tài sản (TTS) 1,097,683 1,316,748 1,627,674 1,986,534 2,263,469 4 Tốc độ tăng TTS 19.96% 23.61% 22.05% 13.94% 5 Tiền gửi LNH /TTS 12.00% 18.08% 17.71% 17.78% 13.65% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tiền gửi Liên NH 111,038 201,583 382,060 559,586 399,888

2 Tốc độ tăng TGLNH 81.54% 89.53% 46.47% -28.54%

3 Tổng tài sản (TTS) 655,371 1,145,501 1,732,607 2,289,760 2,201,289

4 Tốc độ tăng TTS 74.79% 51.25% 32.16% -3.86%

5 Tiền gửi LNH /TTS 16.94% 17.60% 22.05% 24.44% 18.17%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Tốc độ huy động tiền gửi liên ngân hàng của hai nhóm trong 2012 đều âm cùng với sự chững lại trong tốc độ gia tăng tổng tài sản. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do khi Thơng tƣ 21 có hiệu lực trên thị trƣờng 2, tiền gửi liên ngân hàng khi chuyển thành tiền vay phải kèm theo những điều kiện về “tƣ cách” đƣợc giao dịch, vì thế quy mơ tạo tài sản theo đó bị hạn chế. Ngồi ra, một hình thức giao dịch khác cũng đã phải tự hãm lại, đó là qua ủy thác, mà vịng quay ở đây là đáng kể đổi với quy mô tổng tài sản. Ta có thể thấy rằng, một nhà băng dùng vốn mồi 1.000 tỷ đồng, “chia” cho nhân viên đi gửi các ngân hàng khác lấy sổ tiết kiệm, đó là vốn

thật. Nhƣng vốn “ảo” bắt đầu nảy sinh khi những sổ tiết kiệm đó đƣợc chiết khấu, lấy tiền tiếp tục đi gửi để tạo vòng quay mới. Cứ thế, ngân hàng “bật tƣờng” vốn với nhau, vịng quay càng nhiều thì tổng tài sản càng tăng, và dĩ nhiên tài sản “ảo” càng lớn. Cuối 2011 đầu 2012, những món nợ đồng lần từ kiểu giao dịch đó xuất hiện, rủi ro phát sinh. Tự thân nó xẹp xuống, và đƣơng nhiên đến nay khơng cịn góp phần bơm thổi cho tổng tài sản các nhà băng nhƣ trƣớc nữa. Hiện nay, vốn khả dụng dƣ thừa nhƣng nhiều NHTM khơng dám giao dịch, vì sợ rủi ro, sợ mất vốn và nó giải thích vì sao thị trƣờng liên ngân hàng giờ chỉ dành cho một nhóm nhất định và khơng cịn là kênh thúc đẩy tổng tài sản gia tăng đƣợc nhƣ trƣớc.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng nguồn vốn

Hoạt động tín dụng

Bảng số liệu dƣới đây mơ tả tín dụng của 2 khu vực này với tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao nhất trong 2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP, khối NHTMNN có tốc độ tăng trƣởng ít hơn nhƣng lại có quy mơ cho vay và tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản cao hơn rất nhiều so với nhóm NHTMCP, ngồi ra nhóm NHTMNN cũng cho thấy tình trạng thanh khoản bất ổn khi tỷ số cho vay trên huy động lớn hơn 1 liên tục qua các năm. Đây cũng chính là những năm tăng trƣởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 và 2012 đã chững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thơng qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trƣởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt cho một số ngành khơng khuyến khích) đã chặn đà tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Kết quả là tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 và 2012 của 2 nhóm NHTM đều chững lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)