Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ViệtNam

2.1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại

2.1.3.1. Lợi nhuận sau thuế

Nhìn chung gia đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế của các nhóm NHTM khá cao, sự thay đổi của nhóm NHTMCP nhanh và ổn định hơn của nhóm NHTMNN. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong giai đoạn này khơng thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới.Cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTM chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng.Thế nhƣng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trƣởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chƣa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thông lệ quốc tế, đồng thời hạch tốn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn thấp hơn nữa.

Đồ thị 2.4: Diễn biến Lợi nhuận sau thuế của các nhóm ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Thật vậy, năm 2012 Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đã giảm gần 40%, Ngân hàng Nhà nƣớc cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, một số ngân hàng lỗ nặng nhƣ ACB, SHB, ngay cả những ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trƣởng đáng kể so với năm trƣớc, dù vẫn đứng đầu tồn ngành về lợi nhuận. Cịn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, một số ngân hàng báo lãi, nhƣng sau khi thanh tra lại thành lỗ, âm vốn điều lệ nhƣ Navibank,TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank, TrustBank. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012 là do tăng trƣởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.

2.1.3.2. Suất sinh lợi ROE & ROA

ROE (suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)

Xét trong cả giai đoạn, ROE của nhóm NHTMNN đều nhỉnh hơn của nhóm NHTMCP. ROE của cả 2 nhóm tăng nhanh trong 2 năm 2008 và 2009 và rồi giảm nhẹ đến cuối 2011. Tuy nhiên, ROE năm 2012 của cả 2 nhóm đều giảm mạnh ,trong

8,501 11,522 12,792 18,612 19,565 9,156 14,145 19,256 23,324 14,754 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2008 2009 2010 2011 2012 NHTMNN NHTMCP

đó ROE của nhóm NHTMCP đã giảm gần một nửa. Đóng góp cho sự gia tăng nhanh chóng của ROE trong 2 năm 2008 và 2009 đó là sự gia tăng lợi nhuận với tốc độ nhanh hơn của VCSH ở cả 2 nhóm NHTM. Tuy nhiên, những năm tiếp đó, nhóm NHTMNN đã giảm dần tỷ trọng nợ trong cơ cấu tổng tài sản, vì vậy gánh nặng lãi của họ ít chịu áp lực hơn; trong khi tỷ số đòn bảy tài của các NHTMCP lại liên tục tăng qua qua các năm đã làm cho gánh nặng lãi của họ cũng tăng theo.Điều này cũng giải thích vì sao ROE của nhóm NHTM này lại giảm hơn so với nhóm NHTMNN trong năm 2012 khi mà tình hình kinh doanh trở nên bất lợi.

Bảng 2.7: Thay đổi của Suất sinh lợi và các thành phần của suất sinh lợi

NHTMNN

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Lợi nhuận sau thuế 8,501 11,522 12,792 18,612 19,565

2 Tốc độ tăng LNST 35.54% 11.02% 45.49% 5.12% 3 Vốn chủ sở hữu 58,510 78,004 124,970 139,692 174,003 4 Tốc độ tăng VCSH 33.32% 60.21% 11.78% 24.56% 5 Tổng tài sản (TTS) 1,097,683 1,316,748 1,627,674 1,986,534 2,263,469 6 Tốc độ tăng TTS 19.96% 23.61% 22.05% 13.94% 7 ROE 14.53% 14.77% 10.24% 13.32% 11.24% 8 ROA 0.77% 0.88% 0.79% 0.94% 0.86% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Lợi nhuận sau thuế 9,156 14,145 19,256 23,324 14,754

2 Tốc độ tăng LNST 54.50% 36.13% 21.12% -36.74% 3 Vốn chủ sở hữu 92,755 135,011 166,542 208,374 200,012 4 Tốc độ tăng VCSH 45.56% 23.35% 25.12% -4.01% 5 Tổng tài sản (TTS) 655,371 1,145,501 1,732,607 2,289,760 2,201,289 6 Tốc độ tăng TTS 74.79% 51.25% 32.16% -3.86% 7 ROE 9.87% 10.48% 11.56% 11.19% 7.38% 8 ROA 1.40% 1.23% 1.11% 1.02% 0.67%

ROA (suất sinh lợi trên tổng tài sản)

Thông thƣờng, một ngân hàng đƣợc coi là hoạt động có hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tối thiểu phải đạt từ 0,9-1%.Nhƣ vậy, trong suốt giai đoạn 2008-2012 vừa qua, các NHTMNN tỏ ra kém hiệu quả hơn trong việc quản lý quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận rịng so với nhóm NHTMCP và chƣa tƣơng xứng với quy mô mở rộng hoạt động cho vay và đầu tƣ của mình , tuy nhiên ROA của nhóm NHTMCP lại đang có xu hƣớng giảm đều, chứng tỏ hiệu quả hoạt kinh doanh của nhóm này khơng tốt trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2012. ROA của các NHTM thấp vì số lƣợng dịch vụ mà các NHTM cung cấp còn hạn chế, chủ yếu dựa vào cho vay và đầu tƣ. Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trƣởng của tài sản nhanh hơn nhiều so với tốc độ của lợi nhuận (chủ yếu dựa vào tín dụng), vì thế ROA của các NHTM sẽ khơng đƣợc cải thiện.

Nhƣ vậy, so với một số NHTM trong khu vực, suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam cịn khá thấp với ROE bình qn khoảng 10 % và ROA bình qn là 1%, trong khi đó ROE của Malaysia và Indonesia lần lƣợt là 20% và 22%, còn ROA lần lƣợt là 1,7% và 2.2%. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam cần phải nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của mình để có thể cạnh tranh các NHTM trong khu vực

2.1.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và chênh lệch lãi suất bình quân

Theo nhƣ đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dƣới 3% đƣợc xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì đƣợc xem là quá cao. Nhƣ vậy, nhìn chung các NHTM Việt Nam có NIM ở mức trung bình trong giai đoạn 2008-2012. Trừ năm 2012, NIM và chênh lệch lãi bình qn của nhóm NHTNN đều cao hơn nhóm NHTMCP mặc dù hai chỉ tiêu này của nhóm NHTMCP đều tăng trong suốt giai đoạn.

Bảng 2.8: Thay đổi của NIM và chênh lệch lãi suất bình quân NHTMNN NHTMNN STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Thu nhập lãi 109,007 102,033 141,700 216,843 220,757 2 Tốc độ tăng TNL -6% 39% 53% 2% 3 Chi phí lãi (CPL) (74,076) (68,489) (94,436) (145,936) (149,319) 4 Tốc độ tăng CPL -8% 38% 55% 2%

5 Tài sản sinh lời 1,044,461 1,249,779 1,549,654 1,753,671 1,952,961

6 Tốc độ tăng TSSL 20% 24% 13% 11% 7 Vốn phải trả lãi 1,039,172 1,248,744 1,532,704 1,726,843 1,919,466 8 Tốc độ tăng VPTL 20% 23% 13% 11% 9 Chênh lệch lãi bq 3.31% 2.68% 2.98% 3.91% 3.52% 10 NIM 3.34% 2.68% 3.05% 4.04% 3.66% NHTMCP STT Chỉ tiêu 2,008 2,009 2,010 2,011 2,012 1 Thu nhập lãi 64,926 68,914 118,672 213,494 219,762 2 Tốc độ tăng TNL 6% 72% 80% 3% 3 Chi phí lãi (CPL) (49,310) (45,400) (82,492) (157,352) (158,739) 4 Tốc độ tăng CPL -8% 82% 91% 1%

5 Tài sản sinh lời 579,520 927,840 1,416,011 1,766,904 1,744,262

6 Tốc độ tăng TSSL 60% 53% 25% -1%

7 Vốn phải trả lãi 572,616 940,491 1,486,065 1,911,386 1,861,277

8 Tốc độ tăng VPTL 64% 58% 29% -3%

9 Chênh lệch lãi bq 2.59% 2.60% 2.83% 3.85% 4.07%

10 NIM 2.69% 2.53% 2.56% 3.18% 3.50%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

NIM và chênh lệch lãi bình quân tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2011 ở cả 2 nhóm NHTM,chủ yếu là do phần tăng của thu nhập lãi vẫn bù đắp đƣợc chi phí lãi qua các năm, tuy nhiên NIM của nhóm NHTMNN nhỉnh hơn một chút do tốc độ tăng tài sản sinh lời và nguồn vốn phải trả lãi của nhóm NHTMCP cao hơn trong giai đoạn này, điều này cho thấy các ngân hàng đã không ngừng cố gắng đa dạng hóa các hoạt động đầu tƣ và tín dụng cũng nhƣ thu hút vốn trên thị trƣờng tài chính nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng đang sử dụng chính sách chi phí tốt và hiệu quả trong việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí

thấp nên mức độ tăng chi phí thấp hơn mức độ tăng thu nhập, điều này làm cả NIM và chênh lệch lãi bình qn của nhóm này tăng đều trong suốt giai đoạn. Đến năm 2012 thì NIM và chênh lệch lãi bình qn của nhóm NHTMCP lại nhỉnh hơn của nhóm NHTMNN, điều này là do thu nhập lãi của nhóm NHTMCP tăng nhiều hơn nhƣng tài sản sinh lợi và nguồn vốn phải trả lãi lại bi sụt giảm. Tuy nhiên cũng phải lƣu ý rằng, trong khi các NHTMNN đều duy trì sự cân bằng trong tốc độ tăng lẫn quy mơ của thu nhập so với chi phí lãi cũng nhƣ tài sản sinh lời và nguồn vốn phải trả lãi thì đối với các NHTMCP lại có bất cân xứng: tốc độ tăng của chi phí lãi cao hơn của thu nhập lãi, đồng thời quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn trả lãi đều cao hơn của tài sản sinh lời, điều này cho thấy trong thời gian tới nếu các NHTM này không quản trị tốt giữa đầu ra và đầu vào thì lợi nhuận của họ sẽ bi ảnh hƣởng rất lớn, nhất là trong tình trạng cho vay gặp nhiều khó khăn và nợ xấu vẫn chƣa xử lý đƣợc dứt điểm.

2.1.3.4. Chi phí hoạt động

Trong giai đoạn 2008-2012, tổng chi phí của các NHTM vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, bình quân chiếm từ 80% đến 90% doanh thu, ngoài ra, tốc độ tăng của tổng chi đều xấp xỉ bằng với tốc độ tăng doanh thu đối với nhóm NHTMNN và nhanh hơn khá nhiều đối với nhóm NHTMCP, điều này cho thấy hiệu quả quản trị chi phí của các NHTM trong thời gian này cịn chƣa tốt, nhất la nhóm các NHTMCP. Chi phí hoạt động của 2 nhóm NHTM cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2011 cùng với sự tăng trƣởng của tổng doanh thu, trong đó nhóm NHTMCP có tốc độ tăng chi phí hoạt động rất nhanh, bình qn trên 40%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí hoạt động ở cả 2 nhóm NHTM đều không tăng nhanh bằng doanh thu điều này chứng tỏ việc các NHTM mở rộng mạng lƣới hoạt động vẫn có hiệu quả, cung cấp các sản phẩm gần hơn đến các đối tƣợng khách hàng đã đem về doanh thu cho NHTM trong giai đoạn này. Tuy nhiên đến 2012, trong khi tốc độ tăng chi phí hoạt động của nhóm NHTMNN có chững lại thì nhóm NHTMCP vẫn tăng đến hơn 30% làm cho tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của nhóm này tăng hơn 4%. Điều đó đặt ra yều cầu đối với các NHTM về việc phải áp

dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí hoạt động.

Bảng 2.9: Thay đổi của chi phí hoạt động so với tổng doanh thu của các NHTM

NHTMNN Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Chi phí hoạt động (20,609) (24,717) (31,216) (41,163) (42,277) 2 Tốc độ tăng 19.93% 26.29% 31.87% 2.71% 3 Tổng chi phí (108,923) (100,213) (139,163) (210,324) (216,188) 4 Tốc độ tăng -8.00% 38.87% 51.14% 2.79% 5 Tổng doanh thu 118,436 112,117 155,245 235,550 240,671 6 Tốc độ tăng -5.33% 38.47% 51.73% 2.17% 7 CPHD/Doanh thu 17.40% 22.05% 20.11% 17.48% 17.57% 8 Tổng chi phí/ DT 91.97% 89.38% 89.64% 89.29% 89.83% NHTMCP Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Chi phí hoạt động (10,602) (14,134) (20,664) (33,276) (43,368) 2 Tốc độ tăng 33.31% 46.19% 61.03% 30.33% 3 Tổng chi phí (61,969) (62,571) (106,973) (196,660) (213,075) 4 Tốc độ tăng 0.97% 70.96% 83.84% 8.35% 5 Tổng doanh thu 71,938 77,468 129,733 227,128 229,998 6 Tốc độ tăng 7.69% 67.47% 75.07% 1.26% 7 CPHD/Doanh thu 14.74% 18.25% 15.93% 14.65% 18.86% 8 Tổng chi phí/ DT 86.14% 80.77% 82.46% 86.59% 92.64%

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Nhƣ vậy, sau khi đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam, ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn 2008-2012 còn khá thấp, nhất là nhóm NHTMNN. Những tồn tại nhƣ: tăng trƣởng lợi nhuận không bền vững, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận chƣa tƣơng xứng với tốc độ tăng của tổng tài sản, nguồn lợi nhuận chủ yếu từ nguồn thu tín

dụng, hiệu quả quản trị chi phí cịn chƣa cao… là những điều mà các NHTM cần phải cải thiện trong thời gian tới để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 -2012 hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 -2012

2.2.1. Thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này đƣợc xây dựng từ Báo cáo tài chính (có kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) của các NHTMCP và NHTMNN Việt Nam, đƣợc thu thập từ ba nguồn chính: Thơng tin do chính các NHTM cơng bố, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).Mẫu quan sát bắt đầu năm 2008, và kết thúc năm 2012. Năm 2008 đƣợc chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm đánh dấu nền kinh tế thế giới cũng nhƣ Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn khó khăn sau một giai đoạn tăng trƣởng nóng trƣớc đó, trong đó có ngành Ngân Hàng.Và năm 2012 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây là năm tài chính gần với nghiên cứu nhất, tăng tính thực tiễn của nghiên cứu.

Xử lý dữ liệu: Tác giả đã thu thập dữ liệu trên của các NHTMCP và

NHTMNN trong giai đoạn 2008-2012, nhƣng do có những NH mới đƣợc thành lập hay bị sát nhập ở giữa giai đoạn, nên khơng có số liệu của các năm trƣớc đó, cũng nhƣ Báo cáo tài chính của một số NHTMCP chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nên chỉ có 28 NHTMCP và 5 NHTMNN đáp ứng đƣợc dữ liệu đầy đủ cho 5 năm từ 2008 đến 2012 để tạo thành dữ liệu bảng cân (Balanced data panel).

2.2.2. Xây dựng biến số và mơ hình hồi quy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại

2.2.2.1. Xây dựng biến số

Dựa vào phân tích các nhân tố nhƣ trên cũng nhƣ tham khảo các kết quả nghiên cứu trƣớc đầy, tác giả tiến hành thiết lập các biến số cho nghiên cứu của mình.

Biền phụ thuộc: ROA

Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA là một chì tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý.Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA đƣợc sử dụng rộng rãi t r o n g p h â n t ích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng hơn ROE vì ROA đã đƣợc điều chỉnh cho tác động của địn bảy tài chính (ROE = ROA * Địn bảy tài chính A/E), Vì vậy tác giả sử dụng ROA để đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong q trình phân tích của mình.

Biến độc lập: dựa vào các nhân tố đã trình bày ở phần trƣớc, tác giả xây dựng 11

biến số độc lập để thể hiện các nhân tố này.

SIZE thể hiện cho quy mô ngân hàng, đƣợc đo lƣờng bằng Tổng tài sản của

NHTM, kì vọng tƣơng quan với ROA là Đồng biến

E/A là tỷ lệ Vốn chủ sở hữu, đƣợc đo lƣờng bằng Tổng VCSH trên Tổng Tài Sản, kì vọng tƣơng quan với ROA là Đồng biến

LOAN là Tỷ lệ Cho Vay, đƣợc đo lƣờng bằng Tổng Cho vay trên Tổng Tài

Sản, kì vọng tƣơng quan với ROA là Đồng biến

LLP thể hiện cho việc quản trị rủi ro tín dụng, đƣợc đo lƣờng bằng Dự phòng

cho vay trên Tổng cho vay, kì vọng tƣơng quan với ROA là Nghịch biến

INVEST là tỷ lệ các khoản đầu tƣ, đƣợc đo lƣờng bằng giá trị các khoản đầu tƣ trên Tổng tài sản, kì vọng tƣơng quan với ROA là Đồng biến

NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, đƣợc đo lƣờng bằng giá trị khoản thu nhập

lãi rịng ngồi lãi trên Tổng tài sản (thay vì là tài sản sinh lời để có sự đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)