2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế tại tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh
Quảng Ninh, trong giai đoạn từ năm 2019-2021
BHXH tỉnh Quảng Ninh thực hiện có hiệu quả việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT: Luật quy định bắt buộc tham gia BHYT đối với mọi đối tượng, thể hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu BHYT tồn dân và đề cao tính pháp lý nhằm gắn trách nhiệm của mọi người dân tham gia BHYT, bảo đảm nguyên tắc chia sẻ của người tham gia BHYT. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, Luật BHYT sửa đổi đã mở rộng đáng kể đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cụ thể: bổ sung người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo vào đối tượng được đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách Nhà nước; bổ sung đối tượng được bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế gồm người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Ngồi ra, thành viên trong hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động, theo chế độ với người có cơng, bảo trợ xã hội, học sinh sinh viên…) cũng sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYTgiai đoạn 2019-2021
(ĐVT: triệu người)
Năm Tổng số người tham gia BHYT Tỷ lệ bao phủ
2019 1.217.247 92,2%
2020 1.237.484 93,7%
2021 1.250.100 94,12%
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác BHXH tỉnh Quảng Ninh năm 2019, 2020, 2021)
Nhìn vào bảng thống kê số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYT giai đoạn
2019-2021 có thể thấy mặc dù do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng số người tham gia bảo hiểm y tế tỉnh Quảng Ninh tăng dần và gần đạt tới chỉ tiêu Chính phủ
đề ra. Đồng thời, luật BHYT 2014 ban hành là phù hợp với nhiều quy định chặt chẽ, đúng đắn đã thúc đẩy lượng người tham gia BHYT tăng đều theo các năm, tạo động
lực tiến tới BHYT toàn dân8.
Số lượng người tham gia BHYT trong giai đoạn này tăng đều theo các năm bởi luật BHYT 2014 quy định tham gia BHYT không chỉ dừng lại ở trách nhiệm mà là bắt buộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số lượng người tham gia BHYT tuy tăng nhưng vẫn chưa đạt được những đối tượng thuộc nhóm thu nhập thấp và lao động di cư từ tỉnh thành khác tới Quảng Ninh làm việc. Tuy nhiên, có tới khoảng 70% chưa tham gia BHYT. Vì thế, chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động di cư tới tỉnh Quảng Ninh được các cấp chính quyền quan tâm.
Phần lớn lao động di cư lo lắng nhất khi đau ốm, vì họ vừa bị mất thu nhập, vừa phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ để trả tiền khám, chữa bệnh. Đa số họ sống xa người thân, khơng có trợ giúp của xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức trong chăm sóc sức khỏe cùng với điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều lao động di cư khơng có khả năng khám, chữa bệnh ngay cả khi biết mình mắc bệnh. Họ mong muốn có BHYT để đỡ chi phí những lúc ốm đau, nhất là lúc bệnh nặng. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ không biết mua BHYT ở đâu, như thế nào. Theo quy định pháp luật hiện hành, lao động di cư muốn tham gia BHYT thì phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Nếu mua theo hộ khẩu, mỗi lần ốm đau phải về quê khám, chữa bệnh trong khi họ đang làm việc chủ yếu ở Quảng Ninh. Cịn mua ở Quảng Ninh thì căn cứ Tại Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Thủ tục này rất phiền phức vì lao động di cư khơng có nơi ở cố định, chủ yếu thuê nhà trọ. Hơn nữa, do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ khơng đủ tiền để đóng BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là những cản trở lớn khiến cho lao động di cư tới Quảng Ninh khó tiếp cận với BHYT.
Chính bởi lẽ đó, Bộ Y tế đã có cơng văn gửi BHXH Việt Nam số 3638/BYT- BH ngày 29/5/2015 của Bộ Y tế về việc đơn giản thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia
đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua BHYT. Căn cứ vào Công văn của Bộ Y tế thì Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký cơng văn số 2085/BHXH-BT ngày 08/06/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc đơn giản hóa thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình, gửi BHXH các tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo đó, trong giai đoạn hiện nay, khi người tham gia BHYT theo hộ gia đình khơng phải trình cơ quan quản lý các loại giấy tờ để chứng minh về đặc điểm nhân thân đối tượng, về sự tham gia BHYT của thành viên trong hộ gia đình (khơng phải photocopy thẻ BHYT của thành viên hộ gia đình đã tham gia BHYT thuộc nhóm 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thơng tư Liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT; khơng phải xuất trình giấy tạm vắng, giấy xác nhận ly hôn hoặc các giấy tờ khác thuộc về trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đồng thời, nghiên cứu mở rộng các hình thức tổ chức đại lý thu BHYT theo hướng cá nhân, cơ quan nào dễ tiếp cận với người dân nhất đều có thể làm đại lý thu BHYT (ví dụ: Trạm y tế xã/phường, phịng khám bác sỹ gia đình, bưu điện). BHXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai tốt những vấn đề trên, giúp cho người dân đặc biệt là người lao động di cư dễ dàng tham gia BHYT, góp phần tiến tới BHYT tồn dân. Song thực tế cho thấy, số lao động di cư đăng ký tham gia vẫn còn quá thấp. Mặc dù được trợ giúp về TTHC, thậm chí được đến tận khu trọ “làm hộ”, nhưng nhiều người vẫn khơng mặn mà với chính sách này. Một trong những nguyên nhân chính là do họ vẫn còn chủ quan đối với sức khỏe của mình, mới chỉ thấy tốn kém trước mắt mà chưa thấy cái thiệt lâu dài. Chính vì vậy, cơng tác tun truyền, phổ biến cần phải được nâng cao để làm sao để giúp họ thực sự yên tâm tin tưởng vào giá trị của việc tham gia BHYT. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh tặng thẻ BHYT; hỗ trợ chi phí tham gia BHYT... để nhóm này tiếp cận với chính sách BHYT một cách dễ dàng và thuận lợi.