Bối cảnh và phạm vi của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 32)

1.2. Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

1.2.1. Bối cảnh và phạm vi của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Kể từ thời điểm RCEP bắt đầu được đàm phán, Hiệp định này được kỳ vọng là một trong những tiền đề để tạo ra nền kinh tế quốc nội đáp ứng hội nhập sâu rộng cho ASEAN. Trong nội dung dưới đây, tác giả tập trung vào việc đưa ra những thông tin khái quát về phạm vi, nội dung cam kết cơ bản và những lợi ích mà RCEP mang đến nền kinh tế khu vực.

1.2.1. Bối cảnh và phạm vi của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khuvực vực

RCEP là một NGFTA được ký kết giữa 15 quốc gia thành viên, bao gồm 05

quốc gia ngoài ASEAN (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) và 10 quốc gia thành viên ASEAN (gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Brunei, Campuchia, Lào và Việt Nam).

Nguồn: Baker Mckenzie23

Hình 1.1: Thành phần thành viên của các FTA đa phương lớn ở châu Á

23 Baker Mckenzie, Understanding the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP), 2020, tr. 2.

RCEP được ký kết trong bối cảnh thương mại toàn cầu và khu vực đang gặp nhiều thách thức chưa từng có:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế ở mức độ đa quốc gia thông qua WTO đang bị chững lại

trong nhiều năm qua vì những bế tắc của vịng đàm phán Doha cũng như sự tê liệt của cơ quan phúc thẩm WTO. Trong bối cảnh đó, các FTA song phương, khu vực đã và đang là giải pháp, là xu thế của thương mại đa phương, nhất là ở khu vực châu Á trong những năm gần đây. Về mặt lịch sử, các FTA xuất hiện từ khá lâu trước khi có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 (tiền thân của WTO), vào khoảng thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ những năm 193024. Tuy vậy, châu Á hầu như đứng ngoài “cuộc chơi” FTA cho đến khi gặp khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 199025. Từ đầu năm 2000 đến nay, số lượng FTA ở châu Á gia tăng nhanh chóng với hàng trăm FTA được ký kết26. Trong đó, các quốc gia ASEAN đã tích cực ký kết, tham gia vào nhiều FTA, với khơng ít NGFTA trong một thập niên trở lại đây.

Thứ hai, xu hướng bảo hộ thương mại trỗi dậy trên toàn cầu trong những năm gần đây,

thể hiện rõ nét ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Đặc biệt là Hoa Kỳ, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền, đã thực hiện chủ trương “Nước Mỹ trên hết” (America First) và rút khỏi, xem xét lại nhiều thỏa thuận thương mại tự do quan trọng như: rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, TPP), tiền thân của CPTPP; đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (The North American Free Trade Agreement, NAFTA), hiệp định này đã được thay thế bởi Hiệp định thương mại Mỹ

- Mexico - Canada (United States-Mexico-Canada Agreement, USMCA); ngừng đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU. Cùng với đó việc Anh rút khỏi EU (Brexit) và đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ

24 World Trade Organization, World Trade Report 2011: The WTO and Preferential Trade Agreements, 2011, tr. 49.

25 Miles Kahler and Andrew Macintyre, Integrating Regions – Asia in comparative context, Stanford University Press, 2013.

26 Gilberto M. Llanto and Ma. Kristina P. Ortiz, “Regional Comprehensive Economic Partnership: Reform Challenges and Key Tasks for the Philippines”, Philippine Institute for Development Studies, 2013, No. 51.

và Trung Quốc) trong những năm gần đây cho thấy việc bảo hộ thương mại của các quốc gia ngày càng gia tăng.

Thứ ba, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra tác động chưa từng có tới thương mại toàn cầu.

Đại dịch tác động khơng chỉ tới sức khỏe người dân mà cịn buộc các quốc gia phải thực hiện lệnh phong tỏa, giãn cách nhiều lần, trong thời gian dài và chưa có hồi kết đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thương mại thế giới. Điều này dẫn đến việc giao thương tồn cầu bị đình trệ nghiêm trọng.

Các cuộc đàm phán RCEP giữa các bên bắt đầu vào năm 2012 và ban đầu bao gồm cả Ấn Độ, nhưng đã rút khỏi các cuộc đàm phán vào năm 2019. Thỏa thuận được ký kết trực tuyến vào ngày 15/11/2020 nhân Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội. RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 06 quốc gia thuộc ASEAN và 03 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn RCEP. Như vậy, RCEP chính thức được thực thi từ ngày 01/01/202227, bao gồm 20 Chương và 04 Phụ lục tương ứng với cam kết của từng thành viên về dịch vụ, thuế quan, di chuyển thể nhân và đầu tư.

Liên quan đến phạm vi, RCEP được định hình là một NGFTA, bao gồm cam kết về cả các vấn đề thương mại truyền thống và các vấn đề phi thương mại, điển hình như doanh nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu trí tuệ, v.v. Dù vậy, một số nội dung khơng được quy định trong RCEP như doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường và phát triển bền vững.

Liên quan đến mức độ cam kết, xét về một số lĩnh vực/khía cạnh thì mức độ tự do hố của RCEP mạnh hơn các FTA đã ký giữa ASEAN và từng quốc gia bên ngoài, đồng thời cũng đưa thêm nhiều quy định nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên so với CPTPP

27 An Châu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2022, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, 2021, xem tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc- ngoai/hiep-dinh-doi-tac-

hay EVFTA, khả năng mở cửa thị trường và chuẩn mực của các cam kết quy tắc ở RCEP thấp hơn hoặc bằng về mặt cơ bản.

1.2.2. Nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục kèm theo, trong đó tập trung vào các nội dung: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, di chuyển thể nhân, đầu tư, môi trường kinh doanh (quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, mua sắm chính phủ), thể chế và giải quyết tranh chấp. Thực chất RCEP là sự tổng hợp khuôn khổ điều chỉnh của các FTA ASEAN+1 giữa ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN. Bên cạnh đó, hiệp định được xây dựng và bổ sung dựa trên các Hiệp định của WTO trong những lĩnh vực các bên đồng ý cập nhật hoặc vượt ra ngoài các quy định của các FTA trên. Mặc dù RCEP được đánh giá là NGFTA hiện đại và toàn diện, nhưng khác với CPTPP và EVFTA, Hiệp định này có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn khi khơng có các điều khoản quy định về mơi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước.28

28 Nguyễn Bá Bình và Bùi Thị Ngọc Lan, Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021, tr. 6.

Bảng 1.1. Nội dung các Chương của RCEP

Chương Lĩnh vực Chủ đề

1 Các quy định ban đầu Mục tiêu và định nghĩa chung

2

Thương mại hàng hoá

Thương mại hàng hoá

3 Quy tắc xuất xứ hàng hoá

4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi

thương mại 5

Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

6 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

và quy trình đánh giá sự phù hợp

7 Phịng vệ thương mại

8 Thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ

9 Di chuyển thể nhân Di chuyển thể nhân

10 Đầu tư Đầu tư

11

Môi trường kinh doanh

Sở hữu trí tuệ

12 Thương mại điện tử

13 Cạnh tranh

14 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

15 Hợp tác kinh tế và kỹ thuật

16 Mua sắm Chính phủ

17

Quy định chung và Giải quyết tranh chấp

Các quy định chung và ngoại lệ

18 Các điều khoản thể chế

19 Giải quyết tranh chấp

20 Các điều khoản cuối cùng

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w