Cơ hội đối với thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 76 - 78)

3.1. Cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh

3.1.2. Cơ hội đối với thương mại dịch vụ

Cũng giống như các hiệp định khác, RCEP mở ra tiềm năng và tạo lợi thế cho ngành dịch vụ trong nước. Các quốc gia RCEP chiếm 1/5 thương mại dịch vụ tồn cầu. Đây là nơi có các nhà cung cấp cạnh tranh tồn cầu về các dịch vụ phân phối (vận tải, thông tin liên lạc và thương mại bán buôn và bán lẻ), dịch vụ nhà sản xuất (dịch vụ tài chính, bảo hiểm, kỹ thuật, luật và kinh doanh), dịch vụ xã hội (y tế và giáo dục) và dịch vụ cá nhân ( khách sạn và lưu trú, vui chơi giải trí). Đồng thời, giá cả, chất lượng và sự đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau ở các quốc gia cũng khác nhau. Vì vậy, có nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng dịch vụ và lợi thế cạnh tranh của các thành viên RCEP một cách rộng rãi hơn bằng cách tăng cường thương mại dịch vụ trong khu vực thông qua 04 phương thức cung cấp. Các ưu tiên của từng thành viên sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu phát triển kinh tế của họ.

Đa dạng lựa chọn, chi phí thấp hơn và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn đều mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận, học hỏi kinh nghiêm và trao đổi với các nhà phân phối đến từ các quốc gia thành viên của RCEP, từ kinh nghiệm điều hành, phương thức cấp tiến và môi trường kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp trong nước sẽ được khuyến khích tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ tới từ các quốc gia thành viên của RCEP quyết định mở rộng thị trường hoạt động tại Việt Nam, có thể giúp gia tăng cơ hội việc làm, mang đến nhiều tiềm năng phát triển hơn cho Việt Nam.

109 Phạm Thanh Hằng, Phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với

Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021, tr.

Cam kết trong RCEP sẽ giúp Việt Nam mở rộng khả năng đưa các dịch vụ phân phối, khách sạn và nhà hàng tới các thị trường trong khu vực, tiêu biểu là Nhật Bản và các nước ASEAN. Ngành viễn thơng cũng là ngành có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và ASEAN, và hướng tới là cung cấp loại hình dịch vụ này sang Lào, Myanmar và Campuchia. Sau đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thơng ở Việt Nam có thể xem xét tiềm năng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương. Nhìn chung, RCEP mang đến lợi ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm: người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ; doanh nghiệp trong nước và người lao động. Người tiêu dùng sẽ có sự đa dạng trong lựa chọn với chi phí thấp hơn và chất lượng dịch vụ cao hơn. Trong khi đó, các nhà cung ứng dịch vụ nội địa sẽ được trau dồi thêm nhiều kỹ năng điều hành và kinh doanh thực tiễn từ các doanh nghiệp cạnh tranh trong khu vực RCEP. Doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam có động lực để cơ cấu lại doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.110

3.1.3. Cơ hội đối với đầu tư

Việc gia nhập RCEP giúp tăng cơ hội hợp tác đầu tư với nhiều doanh nghiệp lớn trong khu vực. Theo biểu cam kết của Việt Nam tại RCEP, mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam tương đương mức mở cửa thị trường dịch vụ cam kết tại các FTA ASEAN+, thấp hơn mức cam kết mở cửa dịch vụ nội khối ASEAN, CPTPP hay EVFTA. Đối với cam kết về đầu tư, các quốc gia RCEP bổ sung một số nghĩa vụ TRIMs+ so với cam kết gia nhập WTO, cam kết nghĩa vụ đơn phương tự do hoá (nghĩa vụ Ratchet), v.v. Không riêng đối với Việt Nam mà cả các quốc gia ASEAN khác, với các cam kết mang tính hài hồ hố về đầu tư, RCEP rất khó có thể tạo ra hiệu ứng về đầu tư mới do các quốc gia ASEAN đều có các FTA, BIT với các quốc gia đối tác trong RCEP. Do vậy, các cam kết trong RCEP về đầu tư và mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam đối với khu vực RCEP có khả năng khơng tạo được những bước tiến mạnh mẽ trong mở cửa thị trường đầu tư và tạo ra sức hút đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

110 Claudio Dordi, Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế

Tuy nhiên, vai trò của RCEP trong vấn đề thu hút đầu tư là vai trị gián tiếp, thơng qua một không gian kinh tế, một thị trường quy mô lớn được mở ra giữa ASEAN và các nhà đầu tư lớn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, công cuộc đại dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác nhằm né tránh rủi ro và mở rộng chuỗi dây chuyền sản xuất (chiến lược Trung Quốc +1) đã được bắt đầu thực hiện. RCEP có thể giúp Việt Nam tạo dựng khung pháp lý thơng thống, thuận lợi và đưa doanh nghiệp trong nước vào chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực kinh tế lớn, từ đó thu hút đầu tư từ các quốc gia RCEP như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia,v.v. Trên cơ sở gia tăng vốn đầu tư nước ngồi trực tiếp, doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội gia tăng cơ hội hợp tác đầu tư với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp lớn RCEP để chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản xuất nội địa.

Như vậy, RCEP tạo ra mang lại hiệu ứng thu hút đầu tư như nhau cho các quốc gia RCEP là nước tiếp nhận đầu tư. Những yếu tố cơ bản quyết định trực tiếp tới thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khung pháp lý, môi trường đầu tư, tay nghề nhân công và giá thành sản xuất ở Việt Nam. Các thủ tục hành chính cơng thường gây cản trở nhất định đến nhà đầu tư nước ngồi, vì vậy, doanh nghiệp trong nước muốn đạt được quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhà đầu tư lớn của các quốc gia RCEP thì doanh nghiệp phải chủ động và tuân thủ các yêu cầu liên quan của thể chế, pháp luật và các vấn đề khác liên quan đến cơ quan nhà nước111.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w