2.1. Các cam kết chính của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
2.1.5. Các cam kết về thương mại điện tử
Nội dung Chương 12 về thương mại điện tử trong RCEP gồm các cam kết ở về hợp tác, khuyến khích các nước thành viên cải thiện quy trình và quản lý thương mại bằng cách tạo ra môi trường thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện điện tử. Nhìn chung, so với Chương 14 của CPTPP, cấu trúc các quy định về thương mại điện tử trong RCEP có sự tương đồng, nhưng có nội dung cam kết ở mức thấp hơn ở một số nội dung như: (i) Bảo vệ người tiêu dùng trên mạng; (ii) bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng của người tiêu dùng; (iii) thương mại phi giấy tờ; (iv) chứng thực điện tử và chữ ký điện tử. Ngoài ra, một số cam kết trong RCEP về thương mại điện tử có sự khác biệt đáng kể với CPTPP, cụ thể như một số cam kết sau:
Về vấn đề đánh thuế hải quan với các giao dịch điện tử, Điều 14.3 CPTPP duy trì thơng lệ có từ Chương trình làm việc về thương mại điện tử (Work Programme on Electronic Commerce) năm 1998 của WTO, theo đó các quốc gia thành viên sẽ không đánh thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử. Trong khi đó, theo Điều 12.11 RCEP, các quốc gia có quyền điều chỉnh thơng lệ này để phù hợp với các Quyết định cấp Bộ trưởng WTO về thuế hải quan đối với các loại hình truyền dẫn điện tử trong khn khổ Chương trình làm việc về thương mại điện tử. Nếu thông lệ năm 1998 bị bãi bỏ, các quốc gia thành viên RCEP sẽ có quyền đơn phương lựa chọn điều chỉnh hay giữ nguyên quy định về miễn thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử. Như
vậy, quy định của RCEP về vấn đề miễn thuế hải quan với các giao dịch điện tử mềm dẻo và cập nhật hơn so với quy định của CPTPP.
Về các quy định về lưu chuyển thơng tin ra nước ngồi, Hiệp định RCEP cho phép
các quốc gia thành viên hạn chế quyền lưu chuyển dữ liệu ra nước ngoài của các pháp nhân được bảo hộ, cũng như cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu những pháp nhân này phải sử dụng hoặc đặt máy chủ trong lãnh thổ của nước họ86. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng các biện pháp này khi họ cho rằng việc áp dụng là cần thiết để thực hiện mục tiêu cơng (public policy) chính đáng, và khơng được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý (không chỉ giới hạn ở quốc tịch của nhà cung ứng mà cịn giữa các cơng nghệ xử lý thông tin), cũng như không được tạo ra các rào cản trá hình đối với thương mại. Khác với CPTPP87, để áp dụng các biện pháp hạn chế việc lưu chuyển thơng tin ra ngồi lãnh thổ, các quốc gia thành viên RCEP chỉ cần chứng minh là có những lý do khiến họ cho rằng việc áp dụng các biện pháp là cần thiết để thực hiện những mục tiêu cơng chính đáng, mà khơng cần chứng minh rằng mục đích của những biện pháp này là để thực hiện những mục tiêu cơng chính đáng.
Về các quy định về vị trí của máy chủ hoặc hệ thống máy tính, RCEP cho phép các
quốc gia thành viên đặt ra các nghĩa vụ về chuyển giao dữ liệu hoặc yêu cầu các pháp nhân được bảo hộ phải sử dụng hoặc đặt các trang thiết bị máy tính trên lãnh thổ quốc gia mình88. Trong khi đó, Hiệp định CPTPP khơng cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu một chủ thể đã được bảo hộ phải sử dụng hoặc đặt hệ thống máy chủ trên lãnh thổ của mình như là một điều kiện để được hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ đó89. Quốc gia thành viên RCEP có thể áp dụng các biện pháp này nếu họ cho rằng những biện pháp đó là cần thiết để thực hiện những mục tiêu cơng chính đáng, miễn là biện pháp đó khơng được áp dụng theo cách để có thể tạo ra một phương tiện nhằm phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý hoặc hạn chế thương mại một cách trá hình. RCEP cũng cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp này trong
86 Điều 12.15 RCEP.
87 Điều 14.11.2 CPTPP.
88 Điều 12.14.2 RCEP.
trường hợp họ thấy rằng các biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình. Trong trường hợp này, các quốc gia thành viên khác sẽ không thể khiếu nại hoặc khởi kiện việc áp dụng các biện pháp này. Như vậy, việc yêu cầu chuyển giao dữ liệu và lắp đặt trang thiết bị máy tính tại nước sở tại trong RCEP đơn giản hơn so với CPTPP.