3.1. Cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh
3.1.1. Cơ hội đối với thương mại hàng hoá
Thương mại hàng hoá là nội dung quan trọng trong các FTA, điển hình như RCEP. Do phạm vi nội dung bao trùm của lĩnh vực này tương đối rộng nên những cơ hội để doanh nghiệp khai thác thị trường tiềm năng này cũng vô cùng rộng mở. Cụ thể như sau:
3.1.1.1. Tăng xuất khẩu hàng hoá và tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực
RCEP tạo ra một thị trường thị trường rộng lớn, việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này là một trong những điểm hấp dẫn của RCEP với các quốc gia thành viên khác. Doanh nghiệp xuất khẩu của mỗi thành viên RCEP đều mong muốn cơ hội kết nối vào mạng lưới cung cấp sản phẩm, hàng hố cho 14 quốc gia tham gia cịn lại của RCEP. Tuy nhiên, cơ hội tăng xuất khẩu chỉ có thể xảy ra nếu các cam kết về xố bỏ thuế quan và thuận lợi hoá các biện pháp phi thuế quan
trong khuôn khổ RCEP đạt được những khác biệt đáng kể khi so sánh với các FTA sẵn có. Trong RCEP, các thành viên dành cho Việt Nam tỷ lệ mở cửa thuế quan cao hơn mức Việt Nam dành cho các thành viên tương ứng, cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Tỷ lệ cắt giảm thuế quan của các đối tác RCEP dành cho Việt Nam
STT Đối tác RCEP Tỷ lệ dịng thuế xố bỏ ngay Tỷ lệ dịng thuế xố bỏ đến cuối lộ trình Lộ trình tối đa cắt giảm thuế quan 1 Australia 75,3% 98,3% 20 năm 2 Brunei 76,5% 97,9% 20 năm 3 Campuchia 29,9% 87,1% 20 năm 4 Hàn Quốc 64,1% 90,7% 20 năm 5 Indonesia 65,1% 92,0% 20 năm 6 Lào 29,9% 86,0% 20 năm 7 Malaysia 70,1% 90,2% 20 năm 8 Myanmar 30,0% 86,0% 20 năm
9 New Zealand 65,2% 91,4% 15 năm
10 Nhật Bản 55,6% 81,7% 21 năm
11 Philippines 81,4% 91,2% 20 năm
12 Singapore 100,0% 100% 0 năm
13 Thái Lan 66,3% 91,3% 20 năm
14 Trung Quốc 67,9% 90,5% 20 năm
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập107
Bản thân các cam kết xoá bỏ thuế quan nội khối ASEAN cũng đã đạt mức tự hoá thương mại rất cao. Với tư cách là hiệp định phát triển từ và hài hồ hố trên nền
107 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp - Tóm lược Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện khu vực, Trung tâm WTO và Hội nhập, Hà Nội, 2021, tr. 35-36.
tảng các FTA ASEAN+ đang tồn tại, các cam kết về thuế quan trong khuôn khổ RCEP đạt mức cắt giảm cao.
Thực chất, dưới tác động của các cam kết về thuế quan trong RCEP, các ưu đãi thương mại theo các FTA đã tồn tại trước đó giữa các quốc gia tham gia RCEP sẽ bị xói mịn. Các quốc gia tham gia RCEP sẽ khơng đón nhận các động tích cực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu hồn tồn giống nhau. Các quốc gia xuất khẩu mà đích đến xuất khẩu trước khi tham gia RCEP không nằm trong RCEP và cũng chưa ký kết các FTA song phương riêng biệt với 05 quốc gia đối tác thì việc cắt giảm thuế nhập khẩu của RCEP sẽ mang lại những tác động tích cực. Có thể thấy, các nhà xuất khẩu của Campuchia, Philippines và Việt Nam sẽ ít chịu thiệt hại do suy giảm xuất khẩu vào RCEP vì chủ yếu các quốc gia này xuất khẩu sang Mỹ, quốc gia không thuộc RCEP. Ngược lại, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo tiềm năng cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép, nông sản và thuỷ sản. Các doanh nghiệp có hàng hố xuất khẩu của Campuchia, Philippines và Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu truyền thống, tăng xuất khẩu trong RCEP, đặc biệt là các đối tác ngoài ASEAN là các thị trường lớn trên thế giới như Úc, New Zealand, hoặc các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc khi tận dụng được các ưu đãi về thuế quan theo RCEP108. Chẳng hạn, theo cam kết tại RCEP, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN đều cam kết xố bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu đối với phần lớn mặt hàng thuỷ sản, hay đối với nông sản, Trung Quốc đã chấp nhận nhập khẩu chính ngạch nhiều mặt hàng nơng sản hơn so với mười mặt hàng trước đây, v.v.
Trước khi ký kết RCEP, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể tiếp cận các ưu đãi thuế quan của từng thoả thuận thương mại tự do khi đáp ứng các Quy tắc xuất xứ của thoả thuận đó, theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải áp dụng riêng biệt 05 bộ Quy tắc xuất xứ theo các FTA ASEAN+ để tiếp cận thị trường của lần lượt 05 nước đối tác. Điều này khá khó khăn cho những nước khơng chủ động được ngun liệu đầu
108 Duy Hưng, Giảm thuế theo RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN, Báo Công Thương, 2021, xem tại: https://congthuong.vn/giamthue-theo-rcep-co-hoi-hay-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau- cua-asean-
vào mà chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc như hàng dệt may của Việt Nam. Chẳng hạn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn đưa hàng hoá vào Hàn Quốc, hàng hoá phải được sản xuất từ nguyên vật liệu của Việt Nam và/hoặc các nước ASEAN và/hoặc Hàn Quốc (nếu áp dụng biểu thuế AKFTA), thậm chí chỉ nguyên vật liệu của Việt Nam và/hoặc Hàn Quốc (nếu áp dụng biểu thuế VKFTA). Với Quy tắc xuất xứ theo RCEP, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường 05 nước đối tác mà nguyên liệu sản xuất có thể được nhập từ Trung Quốc và các quốc gia ngoài RCEP mà mức thuế nhập khẩu ưu đãi của RCEP vẫn được áp dụng.
Như vậy, khi RCEP được thực thi, doanh nghiệp trong nước có thể nắm bắt thời cơ tăng giá trị xuất khẩu vào các quốc gia thành viên RCEP trên cơ sở các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia, quy tắc xuất xứ hài hoà và các hàng rào phi thuế quan được kiểm soát để thuận lợi hoá thương mại. Cơ hội cụ thể với từng ngành nghề như nông sản, thuỷ sản, dệt may, v.v. cần được nghiên cứu cụ thể hơn.
3.1.1.2. Tăng nhập khẩu hàng hoá giá rẻ làm nguyên liệu đầu vào
Mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam trong RCEP không chênh lệch quá nhiều so với các FTA ASEAN+ trước đó. Vì vậy, Việt Nam khơng chịu nhiều áp lực về khả năng mở cửa thị trường hàng hoá khi thực thi RCEP. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Đối với những ngành công nghiệp mà nguyên vật liệu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như lĩnh vực dệt may, trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết FTA song phương thì tham gia RCEP sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mua được nguyên vật liệu với chi phí thấp do chương trình cắt giảm thuế, từ đó giảm chi phí, giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hố.
3.1.1.3. Thuận lợi hơn về quy tắc xuất xứ
Một trong những quy định thuận lợi hơn cho những doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất chính là việc mở rộng ROO trong RCEP. RCEP chấp nhận cho các thành viên được áp dụng nguyên tắc cộng gộp ngun liệu có xuất xứ trong tồn khối, nói cách khác doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu từ các nước ASEAN và mở rộng hơn và các quốc gia đối tác của ASEAN như New Zealand, Australia, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Quy định này vơ cùng có lợi cho những chuỗi ni trồng, sản xuất lớn trong trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào. Ví dụ như hàng thủy sản, thay vì u cầu xuất xứ thuần túy Việt Nam như những hiệp định trước đây, RCEP cho phép việc nhập khẩu con giống, sau đó ni trồng tại Việt Nam và xuất khẩu vẫn nằm trong diện được hưởng ưu đãi. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu đa dạng trong toàn khối RCEP để gia tăng thế mạnh xuất khẩu sang các nước đối tác trong nội khối, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Về quy tắc cộng gộp, có thể nói rằng đây là một trong những lợi ích lớn nhất của Việt Nam được hưởng từ RCEP khi đặt trong tương quan so sánh với các FTA khác. Quy tắc này cho phép các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi nguồn nguyên liệu có xuất xứ để sản xuất hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP đến tất cả các thành viên RCEP, trong khi đó cam kết ưu đãi thuế quan của các đối tác trong RCEP hầu như không cao hơn so với mức ưu đãi hiện tại mà Việt Nam đang được hưởng từ các FTA đã có với các đối tác này. Trong các Hiệp định trong khn khổ ASEAN hoặc ASEAN+ (ngồi ACFTA), nguyên liệu có xuất xứ từ Trung Quốc được sử dụng để sản xuất sản phẩm hàng hoá của Việt Nam sẽ không được cộng gộp khi xác định xuất xứ cho hàng hố đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp khó có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA này.
3.1.1.4. Thuận lợi từ việc chi tiết hố các quy định về phịng vệ thương mại
Việc chi tiết hố các quy định về phịng vệ thương mại trong RCEP giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tới toàn bộ điều khoản về phịng vệ thương mại, để có thể chủ động bảo vệ được các quyền lợi của mình. Đối với các doanh nghiệp có hàng hố xuất khẩu khi phải đối mặt với các vụ kiện điều tra bán phá giá, trợ cấp hay áp biện pháp tự vệ, doanh nghiệp có thể gia tăng cơ hội trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình thơng qua q trình tham vấn; đối với doanh nghiệp nội địa khi đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm nhập khẩu do quá trình cắt giảm thuế quan mang lại, doanh nghiệp có thêm một cơ chế tự vệ có thể sử dụng (cơ chế tự vệ chuyển tiếp trong RCEP) để ứng phó tạm thời trước những tác động tiêu cực do quá trình mở cửa thị trường mang lại. Bên cạnh đó, khi các vấn đề về phòng vệ thương mại được quy định nhất quán trong một hiệp định thay vì nhiều
hiệp định, cơ quan chức năng ở các nước thành viên nói chung và ở Việt Nam nói riêng sẽ khơng phải mất q nhiều thời gian, cơng sức trong q trình triển khai, giám sát việc thực thi ở quốc gia mình. Tất cả những yếu tố này có thể góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng xuất khẩu hàng hố sang nước ngồi của các doanh nghiệp nội địa, từ đó tạo ra triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế của nước nhà. 109