Hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57 - 62)

2.2. Thực trạng thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của

2.2.2. Hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

diện Khu vực

Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với lộ trình đã quy định tại RCEP, Việt Nam đã thực hiện một loạt những thay đổi trên phạm vi toàn diện các lĩnh vực nhằm bảo đảm RCEP được thực thi một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

2.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá

Đối với quy tắc xuất xứ hàng hố (ROO), Bộ Cơng Thương đã ban hành Thơng tư số

05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 để hướng dẫn thực hiện ROO trong RCEP. Thơng tư này đã cụ thể hố các cam kết về ROO trong RCEP, thuận tiện cho các công ty trong nước để tiếp cận với quy tắc này. Điển hình là mặt hàng thuỷ sản, xuất xứ thuần túy tại Việt Nam là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các FTA trước đây, nhưng RCEP cho phép chăn nuôi, trồng trọt và xuất khẩu trong khi vẫn được hưởng ưu đãi. Do các quy định về xuất xứ được nới lỏng, RCEP hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ sản, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các quốc gia RCEP, đặc biệt là thị trường trọng yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Đối với các biện pháp phòng vệ thương mại, pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật

Quản lý Ngoại thương 2017 đã được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định trong các Hiệp định điều chỉnh của WTO về phịng vệ thương mại. Trong khi đó, do các thành viên của RCEP đều là thành viên của WTO, nên việc xây dựng các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ phần lớn cũng dẫn chiếu tới các hiệp định có liên quan trong khn khổ WTO. Vì vậy, pháp luật Việt Nam có rất nhiều quy định đã tương thích với RCEP. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT ngày 23/03/2022 để hướng dẫn thực hiện các biện pháp phịng vệ thương mại trong RCEP, góp phần xây dựng khung pháp lý tương thích với các cam kết trong RCEP.

2.2.2.2. Hồn thiện pháp luật về thương mại dịch vụ

Về góc độ kinh tế, trong báo cáo đánh giá của một Báo cáo đánh giá tác động của EU- MUTRAP đánh giá đối với phạm vi 04 ngành dịch vụ phân phối, dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ viễn thơng, dịch vụ tài chính đã chỉ ra một số những cơ hội

và thách thức cụ thể với trong từng ngành. Theo đó, đánh giá chung Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn đối với ngành dịch vụ phân phối, dịch vụ viễn thông, song sẽ gặp phải thách thức đối với dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ tài chính. Đặc biệt, trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, một số ngành dịch vụ tự do hố trọng tâm như: thương mại điện tử, tài chính, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ truyền thông được đánh giá là yếu tố quyết định cho quá trình chuyển đổi cấu trúc dưới góc độ chuyển đổi số giai đoạn phục hồi sau đại dịch trong khu vực Đông Nam Á90. Đối với Việt Nam, RCEP được hy vọng sẽ tạo tiềm năng cho các dịch vụ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của các đối tác, đặc biệt các dịch vụ như logistic, viễn thông, thương mại điện tử91.

Về pháp luật, nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương thích với yêu cầu của RCEP. Hiệp định này là sự kết nối của các FTA ASEAN+1 sẵn có, với phạm vi hẹp hơn và mức độ cam kết tương đương hoặc thấp hơn các FTA mà Việt Nam là thành viên, nên cơ bản không tạo ra nghĩa vụ quốc tế mới đối với Việt Nam. Để thực thi RCEP, Việt Nam khơng gặp khó khăn ở khâu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật. Trong thời gian qua, để thực hiện các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là CPTPP với những cam kết ở mức độ chặt chẽ hơn, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện các hành lang pháp lý liên quan.

2.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư

Nhìn từ góc độ kinh tế, RCEP được dự đoán sẽ thúc đẩy sự thu hút nguồn vốn FDI đối với các thành viên RCEP. Trong thập kỷ qua, trong khi FDI tồn cầu bị đình trệ thì khu vực RCEP đã chứng kiến xu hướng đầu tư tăng. RCEP là điểm đến chính của các dịng vốn đầu tư tồn cầu với dịng vốn hàng năm tăng lên đã đẩy nguồn vốn FDI trong khu vực lên 6,2 nghìn tỷ USD vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm. Về FDI ra nước ngồi, RCEP chiếm 48% dịng vốn FDI tồn cầu vào năm 2020 với nguồn vốn FDI ra nước ngồi lên 7,1 nghìn tỷ USD năm 2020. Đối với

90 Shandre Mugan Thangavelu, Shujiro Urata, and Dionisius A. Narjoko, “Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post - pandemic recovery”, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, 2021, No. 01, tr. 2.

91 Trần Thị Hồng Minh (Chủ biên), Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gắn với cải

thiện tính tự chủ của nền kinh tế: u cầu hồn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội,

ASEAN, RCEP chiếm 40% dịng vốn FDI vào ASEAN, trong đó 24% là từ các thành viên RCEP ngoài ASEAN. Hơn 95% FDI từ các quốc gia RCEP ngoài ASEAN trong giai đoạn 2018–2020 từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc92.

Để đạt được hiệu quả khi thực thi FTA, Việt Nam cần cải cách thể chế nội bộ cũng như chiến lược và sự liên kết của các hiệp định này. Việt Nam đã và đang làm được điều này, nhưng vẫn phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Nhằm thu hút nguồn lực nước ngồi, Việt Nam liên tục tăng cường thể chế tài chính và các chính sách ưu đãi. Trong bối cảnh hội nhập đầu tư quốc tế, Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị là một trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm thể hiện tư duy, cách tiếp cận thơng thống đối với thu hút FDI trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời nhằm mục đích tiếp tục xây dựng một thể chế thuận lợi và hiệu quả hơn nữa cho việc thu hút nguồn vốn FDI.

2.2.2.4. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh

Khi xem xét sự tương thích giữa Chương Cạnh tranh của RCEP và Luật Cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam, về cơ bản quy định của Luật Cạnh tranh đã phù hợp với quy định của RCEP:

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh quy định tại Điều 1 bao hàm hành vi

hạn chế cạnh tranh, góp phần tạo hành lang pháp lý để tiến hành điều tra, xử lý toàn diện các hành vi cạnh tranh bất kể địa điểm xảy ra, nhưng tạo ra tác động hoặc có khả năng tạo ra ảnh hưởng xấu với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, nhờ phạm vi bao trùm rộng rãi này, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh ở Việt Nam hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh của các đối tác khu vực liên quan đến quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, từ đó thúc đẩy việc thực thi các cam kết về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại quốc tế.

92 Việt Dũng, RCEP nhìn qua lăng kính FDI, Báo Cơng Thương, 2021, xem tại: https://congthuong.vn/rcep-nhin-

Thứ hai, về đối tượng áp dụng, Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2018 đã mở rộng phạm vi

đối tượng áp dụng gồm mọi đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi có liên quan tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Việc mở rộng đối tượng áp dụng này đáp ứng yêu cầu của RCEP quy định tại Điều 13.3.4 quy định về cách thức áp dụng và thực thi các cam kết về cạnh tranh theo hướng không phân biệt đối xử bất kể quốc tịch nào.

Thứ ba, về Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh, Điều 13.3.2 RCEP trao quyền tự

quyết và có nghĩa vụ xây dựng hoặc duy trì một hoặc các cơ quan để đảm bảo thực thi các quy định về cạnh tranh. Theo đó, Việt Nam đã giao nhiệm vụ này cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, được quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ tại Điều 46 Luật Cạnh tranh.

Thứ tư, về tính minh bạch của các quyết định cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều

104 Luật Cạnh tranh đã tương thích với Điều 13.3.6 RCEP quy định về việc phải công bố rộng rãi luật và các quy định về cạnh tranh. Điều 106 Luật Cạnh tranh đã cụ thể hố thời hạn cơng bố các quyết định này là 90 ngày liên tục kể từ ngày có hiệu lực của quyết định lên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Thứ năm, liên quan đến hoạt động tố tụng cạnh tranh, hoạt động này được quy định tại

Điều 67.2 và Điều 67.3 Luật Cạnh tranh 2018, về cơ bản đã tương thích với các cam kết và quyền lợi của các nước RCEP quy định tại Điều 13.3.8, Điều 13.3.7 và Điều 13.3.10 của RCEP.

Thứ sáu, liên quan đến việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới, Luật

Cạnh tranh năm 2018 tại Điều 108 và Điều 109 đã thiết lập các nguyên tắc thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh dựa trên nội dung Điều 13.6 và

13.8 RCEP. Dựa theo đó, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thực hiện hợp tác quốc tế với các cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia thành viên để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với những hành vi cạnh tranh vi phạm pháp luật. Cụ thể, hợp tác quốc tế trong trường hợp này bao gồm hoạt động tham vấn, trao đổi tài liệu, thông tin hoặc các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.2.2.5. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử

So với các quy định của CPTPP, quy định về thương mại điện tử của RCEP có tính tương thích cao hơn với các quy định về an ninh mạng trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể, cách quy định về vấn đề yêu cầu đặt máy của của RCEP giúp tránh xung đột với quy định của Luật An ninh mạng 201893. Về mặt từ ngữ, Luật An ninh mạng 2018 yêu cầu doanh nghiệp nước ngồi có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thơng tin cá nhân phải “lưu trữ dữ liệu” đó tại Việt Nam mà không quy định trực tiếp rằng phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, dữ liệu trên không gian mạng phải được lưu trữ trong một hệ thống vật lý nhất định, như trung tâm dữ liệu, máy chủ hay các hệ thống máy tính điện tốn khác. Nếu u cầu dữ liệu phải được lưu trữ tại Việt Nam thì vơ hình trung, những hệ thống máy tính đang lưu giữ các dữ liệu đó cũng phải được đặt tại Việt Nam.

Có thể thấy, việc RCEP vẫn cho phép các thành ban hành hay duy trì bất cứ biện pháp nào nếu thấy cần thiết để bảo vệ an toàn, an ninh mơi trường mạng thiết yếu của mình sẽ phù hợp với yêu cầu của Luật An ninh mạng 2018 của Việt Nam. Đồng thời, việc chứng minh rằng Việt Nam có lý do để áp dụng các biện pháp hạn chế này sẽ mang tính chủ quan và do đó đơn giản hơn nhiều so với việc chứng minh mục đích chính đáng mang tính khách quan của các biện pháp này. Cách quy định này giúp hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến những yêu cầu về an ninh mạng của Việt Nam.

Ngồi ra, RCEP khơng đưa ra quy định nào về mã nguồn. Do đó, Việt Nam hồn tồn có quyền u cầu các pháp nhân nước ngoài chuyển giao hoặc cho truy cập đến mã nguồn phần mềm, và coi đó là một điều kiện để cho phép nhập khẩu, phân phối, bán hoặc sử dụng phần mềm hoặc các sản phẩm sử dụng phần mềm đó trong lãnh thổ Việt Nam. Tầm quan trọng của mã nguồn trong nền kinh tế số cũng giống như các tài sản sở hữu trí tuệ trong cơng nghiệp hố, nếu khơng được tiếp cận với mã

93 Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018: “Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên

mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên khơng gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thơng tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ”.

nguồn, các quốc gia đang phát triển sẽ không thể bắt kịp với nền kinh tế thông minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w