2.1. Các cam kết chính của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
2.1.1. Các cam kết về thương mại hàng hoá
Thương mại hàng hoá là lĩnh vực quan trọng nhất trong các FTA hiện nay, thể hiện mức độ tự do hoá của các nước trong RCEP. Trong phạm vi RCEP, những cam kết về thương mại hàng hoá được thể hiện chủ yếu ở khía cạnh về cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt là lộ trình thực hiện tự do hố thuế quan; quy tắc xuất xứ trong xuất nhập khẩu và các biện pháp phòng vệ thương mại.
2.1.1.1. Cam kết mở cửa thị trường
Ngoài nghĩa vụ đối xử quốc gia, loại bỏ các giới hạn về định lượng đối với xuất nhập khẩu, hàng hoá quá cảnh, v.v thực hiện theo Hiệp định GATT, lộ trình thực hiện loại bỏ hồn tồn thuế quan được nêu tại Phụ lục I RCEP.
Về mở cửa thị trường, các quy định của RCEP gần giống với các quy định trong WTO về các vấn đề như đối xử quốc gia, giảm hoặc loại bỏ thuế quan, miễn thuế nhập khẩu tạm thời, v.v. Bên cạnh đó, RCEP quy định về quy tắc áp dụng thuế quan trong trường hợp các bên áp mức thuế ưu đãi khác nhau. Các quốc gia thành viên thực hiện giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu của mỗi quốc gia trong vòng 20 năm. Mỗi quốc gia sẽ đưa ra biểu cam kết cụ thể, mức thuế cắt giảm có thể thấp hơn mức thuế mà các FTA hiện nay cam kết. Đối với Việt Nam, cam kết tự do thuế quan dành cho các đối tác bằng hoặc thấp hơn mức được cam kết ở các FTA ASEAN+1 hiện nay và thấp hơn so với chiều ngược lại. Về các biện pháp phi thuế quan, hiệp định quy định các thành viên khơng được phép duy trì hoặc thơng qua bất kể biện pháp phi thuế quan nào đối với hàng hoá nhập khẩu, trừ các quyền, nghĩa vụ của thành viên đó ở WTO và trong RCEP. Các thành viên cũng cần đáp ứng được yêu cầu về sự minh bạch trong áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Ví dụ, một vài hạn chế định lượng như hạn ngạch, giấy phép, v.v sẽ khơng được phép duy trì hoặc thơng qua bởi các quốc gia thành viên. Quốc gia thành viên cũng có thể tham vấn kỹ thuật về một biện pháp phi thuế quan có ảnh hưởng bất lợi đối với thương mại của mình.
Nhìn chung, RCEP đã được thiết kế nhằm mục đích cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp có hàng hố xuất khẩu sang bất kỳ một quốc gia nào trong RCEP mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia đó. Đáng chú ý, sau khi RCEP có hiệu lực, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện ngay lập tức các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết cắt bỏ thuế quan.40
Việt Nam để cho các nước thành viên RCEP tỷ lệ xố bỏ thuế quan khơng cao hơn mức cam kết của Việt Nam trong các FTA ASEAN+ hiện nay, theo đó, cam kết của Việt Nam về tỷ lệ thuế quan được xoá bỏ dành cho các quốc gia thành viên như sau:
40 T.Huyền, Quy tắc xuất xứ và cam kết cắt bỏ thuế quan trong RCEP, Tạp chí Tài chính, 2022, xem tại:
https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/quy-tac-xuat-xu-va-cam-ket-cat-bo-thue- quan-trong-rcep- 344816.html (truy cập ngày 30/04/2022).
Nguồn: Báo điện tử VOV41
Hình 2.1. Biểu đồ về tỷ lệ và lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam cho các đối tác RCEP
Trong đó, việc cam kết đối với Trung Quốc ở mức 85,6% được cho là khơng mâu thuẫn với những gì Việt Nam cam kết trong ACFTA và quy định thuế hiện nay, mục tiêu giảm khả năng tăng nhập siêu từ Trung Quốc ở mức tối đa khi thực thi RCEP.
Điều 2.6 RCEP về chênh lệch thuế quan có thể coi là điều khoản quan trọng nhất trong Chương về thương mại hàng hố, vì nó đưa ra các tiêu chí phải được áp dụng theo giai đoạn để quản lý các sự chênh lệch đó. Các đoạn này áp dụng một cách tiếp cận theo trình tự để xác định cách áp dụng chênh lệch thuế quan và tham chiếu đến các tiêu chí được thơng qua trong biểu thuế quan cụ thể của các quốc gia thành viên. Theo sau đó, khơng chỉ có các chênh lệch ưu đãi mà cịn có các tiêu chí khác nhau áp dụng chênh lệch thuế quan tùy thuộc vào danh mục cam kết thuế quan riêng biệt. RCEP có 05 thành viên chọn lựa dành mức thuế quan ưu đãi riêng biệt cho mỗi đối tác RCEP, bao gồm: Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Trung Quốc.
41 Nguyễn Quỳnh, Hiệp định RCEP đưa Việt Nam vào sân chơi lớn trong khu vực, Báo điện tử VOV, 2022, xem tại: https://vov.vn/kinh-te/hiep-dinh-rcep-dua-viet-nam-vao-san-choi-lon-trong-khu-vuc- post938151.vov (truy cập ngày 06/04/2022).
Việt Nam có nhiều danh mục cam kết thuế quan độc lập, trong đó dành cho các quốc gia ASEAN một Biểu cam kết dành cho các quốc gia ASEAN, và với từng đối tác cịn lại sẽ có Biểu thuế quan khác nhau.
2.1.1.2. Cam kết về Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ (Rules of Origin – ROO) được quy định trong Chương 3 của RCEP, cũng giống như Hiệp định ATIGA và các FTA ASEAN+, khi xuất nhập khẩu hàng hoá trong khu vực RCEP phải có xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, khi đó hàng hố phải đáp ứng một trong 03 điều sau:
(i) Thứ nhất, hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ tại một quốc gia thành viên (Wholly-Obtained – WO)
Sản phẩm được coi là có “xuất xứ thuần túy” khi sản phẩm đó được tạo ra, ni trồng, thu hoạch, v.v một cách trọn vẹn trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên, trong đó “sản xuất toàn bộ” được hiểu là ngun liệu để sản xuất tồn bộ hàng hố đó có xuất xứ thuần túy tại một quốc gia thành viên.
Tiêu chí WO trong RCEP thường được áp dụng cho nơng sản và một số phế phẩm công nghiệp, gọi là xuất xứ thuần tuý một Bên. Trong khi đó, tiêu chí WO trong CPTPP hay AKFTA được mở rộng khi hàng cho phép hàng hố có xuất xứ thuần túy có thể sử dụng nguyên vật liệu có xuất xứ thuần túy từ quốc gia thành viên khác của Hiệp định, thường gọi là WO-FTA).
(ii) Thứ hai, hàng hoá được sản xuất tại một quốc gia thành viên chỉ sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên (Produced Exclusively - PE).
Quy tắc này yêu cầu sản phẩm phải hoàn tồn được sản xuất từ 100% ngun liệu có nguồn gốc được nhập khẩu từ các thành viên RCEP. Hay nói cách khác sản phẩm xuất khẩu được coi đạt tiêu chí PE khi được tạo nên từ những nguyên liệu được nhập khẩu hồn tồn có xuất xứ của các đối tác của Việt Nam trong RCEP.
(iii) Thứ ba, hàng hoá được sản xuất tại một quốc gia thành viên sử dụng một phần ngun liệu khơng có xuất xứ nhưng lại đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ quy định tại Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules
Về tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hố (CTC), tỉ lệ De Minimis42 cần được lưu ý, đây là tỷ lệ hàng hố khơng đáp ứng được xuất xứ nhưng được cho phép được có mặt trong sản phẩm cuối cùng. Theo đó, trong RCEP, các hàng hố khơng thoả mãn tiêu chí CTC vẫn được coi là có xuất xứ, cụ thể như sau:
- Hàng hoá trong Chương 01 - Chương 97: giá trị của ngun liệu khơng có xuất xứ thấp hơn hoặc bằng 10% giá trị FOB của nó, theo đó, giá trị của ngun liệu khơng xuất xứ tn theo cơng thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC);
- Riêng với hàng hoá trong Chương 50 - Chương 63 liên quan đến hàng hố dệt may: “De Minimis” có thể dùng trọng lượng để tính ngồi cách tính theo trị giá, nghĩa là ngun liệu khơng có xuất xứ có trị giá thấp hơn hoặc bằng 10% trọng lượng của nó.
Với tiêu chí phản ứng hố học (CR), đây là điểm giống nhau giữa RCEP và CPTPP và
khác với các FTA khác. Theo đó, sản phẩm thu được từ một phản ứng hố học là hàng hố có xuất xứ nếu phản ứng hố học đó diễn ra tại lãnh thổ của một quốc gia thành viên.
RCEP cũng quy định 11 công đoạn gia công, chế biến đơn giản43 khơng được tính để xác định hàng hố có xuất xứ. RCEP quy định theo cách liệt kê các công đoạn cụ thể, nhằm đến hoạt động không cần các kỹ năng đặc biệt, máy móc hoặc thiết bị được sản xuất hoặc lắp ráp đặc biệt để thực hiện hoạt động đó. Các cơng đoạn này được áp dụng với cả hai tiêu chí RVC và CTC. Quy định này trong các FTA ASEAN+ không thống nhất, tùy từng FTA mà áp dụng với các tiêu chí khác nhau44, chính vì thế khi RCEP thống nhất quy định này sẽ thuận tiện hơn đối với doanh nghiệp.
2.1.1.3. Cam kết về phòng vệ thương mại
Khi được dỡ bỏ các rào cản về thuế quan, các quốc gia có xu hướng gia tăng sử dụng các công cụ được phép khác, trong đó có các cơng cụ về phịng vệ thương mại để bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Do đó, để hạn chế tối đa những vấn đề
42 Điều 3.7 RCEP.
43 Điều 3.6 RCEP.
44 AKFTA áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ; ACFTA áp dụng với tiêu chí WO; AJCEP và VJEPA áp dụng với tiêu chí CTC hoặc SP; AANZFTA áp dụng với tiêu chí RVC.
này có thể xảy ra và các biện pháp phòng vệ thương được sử dụng như đúng mục tiêu ban đầu của nó, các thành viên RCEP đã tiến hành cam kết cụ thể hơn các cam kết mà những quốc gia này đã cam kết trong khuôn khổ WTO.
a. Biện pháp tự vệ toàn cầu
Điều 7.9 RCEP khẳng định quyền và nghĩa vụ các quốc gia thành viên liên quan đến biện pháp tự về toàn cầu sẽ phát sinh theo WTO45. Ngoại trừ quy định tại Điều
7.9.3 RCEP về nghĩa vụ thơng báo. Theo đó, khi một thành viên trong RCEP có đề nghị, bên dự kiến áp dụng biện pháp tự vệ tồn cầu sẽ phải ngay lập tức thơng báo bằng văn bản hoặc địa chỉ trang web về tồn bộ thơng tin có liên quan đến việc khởi xướng vụ việc tự vệ toàn cầu, quyết định sơ bộ, quyết định cuối cùng của vụ điều tra. Có thể thấy, quy định này ưu tiên cho các thành viên của RCEP về việc nhận được thông tin sớm hơn về các biện pháp tự vệ. So với nghĩa vụ thông báo mà các bên phải thực hiện trong WTO, Điều 12 Hiệp định Tự vệ (SGA) chỉ yêu cầu bên dự kiến áp dụng biện pháp tự vệ thông báo tới Ủy ban về các biện pháp tự vệ trong WTO (Committee on Safeguards).
b. Tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp
Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là biện pháp được quy định riêng và áp dụng giữa các quốc gia là thành viên của RCEP trong giai đoạn chuyển tiếp46, cam kết mới so với các FTA trong khuôn khổ WTO.
- Điều kiện áp dụng:
Căn cứ theo Điều 7.2.1 RCEP, việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(i) Việc thực hiện nghĩa vụ giảm hoặc loại bỏ thuế quan theo RCEP dẫn đến sự gia tăng tương đối hoặc tuyệt đối của hàng hoá nhập khẩu;
45 Biện pháp tự vệ được các thành viên của Hiệp định RCEP thực hiện theo các quy định của Điều XIX của GATT và Hiệp định Tự vệ (SGA).
46 Điều 7.1.(i) RCEP: “giai đoạn tự vệ chuyển tiếp đối với một loạt hàng hoá cụ thể là khoảng thời gian kể từ
ngày RCEP có hiệu lực đến 08 năm sau ngày hồn thành việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan đối với loại hàng hố đó theo Biểu cam kết về thuế quan của một Bên trong Phụ lục I”.
(ii) Sự gia tăng hàng hố nhập khẩu đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng47 đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.
Điều 7.9.4 RCEP cũng quy định không được áp dụng đồng thời hai loại biện pháp tự vệ đối với một hàng hóa, bao gồm biện pháp tự vệ theo Điều XIX GATT 1994 và SGA; và biện pháp tự vệ RCEP tạm thời hoặc chuyển tiếp. Quy định này nhằm mục đích tránh áp dụng trùng hai loại biện pháp tự vệ cùng một lúc đối với hàng hố của một bên.
- Hình thức áp dụng:
Điều 7.2.1 RCEP quy định về 02 hình thức mà biện pháp tự vệ chuyển tiếp được sử dụng: đình chỉ giảm thuế quan hoặc gia tăng thuế suất thuế hải quan so với mức đã thoả thuận trong biểu cam kết thuế quan. Đối với hình thức tăng thuế suất, mức thuế sẽ không được cao hơn một trong các mức thuế suất theo tối huệ quốc tại thời điểm áp dụng biện pháp có hiệu lực hoặc ngày liền trước ngày RCEP có hiệu lực. Hơn nữa, RCEP không cho phép các bên sử dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp dưới hình thức hạn ngạch thuế quan và hạn chế định lượng48.
c. Chống bán phá giá, chống trợ cấp
Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên liên quan đến biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được thực hiện theo các quy định trong khuôn khổ WTO (Điều VI Hiệp định GATT, Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định Chống trợ cấp)49. Tuy nhiên, RCEP cũng đưa ra một số quy định nghiêm ngặt hơn so với WTO nhằm mục đích minh bạch hoá việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Chi tiết là các điều khoản về điều tra tại chỗ và công khai hồ sơ; thông báo và tham vấn; Cấm phương pháp “Quy về khơng” trong việc tính tốn biên độ bán phá giá; Cơng bố các dữ kiện trọng yếu.
- Thủ tục điều tra tại chỗ:
Hiệp định Chống bán phá giá, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO và RCEP đều cho phép cơ quan điều tra của một quốc gia thành viên có thể
47 Điều 7.1.(f) và Điều 7.1.(g) RCEP.
48 Điều 7.2.2 RCEP.
tiến hành điều tra tại chỗ. Nghĩa vụ phải thông báo trước cho những đối tượng bị điều tra đều được quy định trong các hiệp định trên. Tuy nhiên, các Hiệp định trong khuôn khổ WTO chỉ yêu cầu về việc phải thông báo trước trong khoảng thời gian hợp lý. Đối với RCEP, thời gian dành cho nghĩa vụ này được nêu chi tiết hơn nhưng cũng chỉ mang tính chất khuyến khích, cơ quan điều tra của một thành viên sẽ nỗ lực hết mình (shall endeavour) báo cho thành viên được yêu cầu trước ít nhất 07 ngày về ngày dự định tiến hành điều tra50. Hơn nữa, RCEP cũng khuyến khích cơ quan điều tra sẽ cố gắng cung cấp cho bên được yêu cầu một tài liệu liệt kê các nội dung mà bên được yêu cầu cần chuẩn bị và mô tả các loại tài liệu hỗ trợ phải cung cấp trong q trình thẩm tra ít nhất 07 ngày trước ngày dự định tiến hành điều tra51. Điều này cũng quy định cụ thể hơn về mặt thời gian so với quy định tại Hiệp định chống bán phá giá52 và Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng53.
- Thông báo và tham vấn:
Các quy định trong WTO và RCEP đều xác định nghĩa vụ thông báo mà cơ quan điều tra của một quốc gia thành viên phải thực hiện về việc thông báo nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ trước khi khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Trong khi, Hiệp định chống bán phá giá (ADA)54 và Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)55 không đưa ra một khoảng hợp lý để thực hiện nghĩa vụ trên, RCEP khuyến khích khoảng thời gian ít nhất 07 ngày đối với bán phá giá56, 20 ngày đối với chống trợ cấp57 trước khi bắt đầu một cuộc điều tra.
Ngoài ra, đối với việc điều tra chống trợ cấp, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng58 cũng như RCEP59 đều quy định một số công việc mà bên dự định khởi xướng cuộc điều tra cần thực hiện trước khi mở cuộc điều tra như sau: