Thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng kết nối doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 98)

3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh

3.4.4. Thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng kết nối doanh nghiệp

Đứng trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài, ngoài việc hưởng các chính sách bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tạo sự liên kết giữa những doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh tương đồng hoặc bổ trợ cho nhau để tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngồi. Trong trường hợp hàng hố xuất khẩu của một doanh nghiệp không đủ sản lượng, các doanh nghiệp khác trong cộng đồng có thể hỗ trợ trên cơ sở đôi bên cùng hợp tác, phát triển, miễn là các sản phẩm phải có chất lượng đồng đều và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra, trong q trình điều tra các vi phạm quốc tế, trường hợp cộng đồng doanh nghiệp cùng cung cấp những tài liệu chứng minh hoặc khiếu nại về một hành vi có dấu hiệu vi phạm các cam kết quốc tế sẽ có tiếng nói hơn thay vì một doanh nghiệp đơn lẻ.

Bên cạnh việc kết nối trong cộng đồng, cộng đồng này được kỳ vọng sẽ là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước để Nhà nước kịp thời nắm bắt được những thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Ví dụ, trong lĩnh vực cạnh tranh, khi Ủy ban cạnh tranh quốc gia vẫn chưa được thành lập, để tận dụng triệt để những lợi ích mà RCEP mang lại, các doanh nghiệp phải nâng cao tính chủ động, đồng thời làm việc chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, là Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) và Hội đồng Cạnh tranh (VCC).

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích 03 chương, theo kết cấu từ việc đưa ra tổng quan chung, phân tích và nhận xét các cam kết của Việt Nam trong khn khổ RCEP, từ đó nhận định những cơ hội và thách thức với doanh nghiệp của Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp với doanh nghiệp trên thực tế, có thể thấy rằng, phạm vi của RCEP trải dài trên nhiều lĩnh vực và bao hàm những nội dung tương đối rộng.

Về mặt lợi thế, RCEP mang lại nhiều tiềm năng hội nhập hơn với doanh nghiệp Việt Nam, là động lực thúc đẩy những doanh nghiệp truyền thống phải chuyển đổi theo hướng hịa mình vào nền kinh tế quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số và đẩy mạnh những giao dịch trên môi trường trực tuyến. Song hành với các doanh nghiệp, Nhà nước cũng cần nhìn nhận vào thực tiễn của các doanh nghiệp trong thời gian RCEP để có các chính sách hỗ trợ phù hợp, bên cạnh đó là hồn thiện hệ thống pháp luật trong nước sao cho tương thích với RCEP và các FTA khác.

Về mặt bất lợi, RCEP có hiệu lực, đồng nghĩa với việc Việt Nam thực hiện chiến lược mở cửa trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng đối mặt với những thách thức từ sản phẩm và các nhà đầu tư nước ngồi, hay nói cách khác, hội nhập là phương pháp để chọn lọc những doanh nghiệp có năng lực, sẵn sàng thay đổi thay vì những doanh nghiệp truyền thống vốn ỷ lại vào những chính sách bảo hộ của nhà nước. Đối với chính phủ, việc chấp nhận mở cửa thị trường nghĩa là chấp nhận những rủi ro đối với nền kinh tế quốc dân do sự xâm nhập của các nhà đầu tư và sản phẩm nước ngồi, do đó, chính phủ đồng ý với việc mở cửa thị trường sâu rộng nhưng không đồng nghĩa với việc thả trôi cho các sản phẩm và nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam một cách thiếu kiểm sốt và khơng đạt các tiêu chuẩn nhất định, gây thiệt hại cho nền kinh tế nội địa.

Vì vậy, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế, một nền kinh tế mạnh thì thiết yếu cần những nhân tố mạnh. Việc xây dựng một nền tảng hiểu biết vững chắc về RCEP khơng chỉ dưới góc độ kinh tế, mà cịn hồn thiện về góc nhìn pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong những

giao dịch quốc tế. Khía cạnh kinh tế giúp doanh nghiệp nhận định được những cơ hội, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cịn khía cạnh luật pháp lại là lá chắn bảo vệ doanh nghiệp trong các đàm phán, giao dịch và trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Thuận theo xu hướng của hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển đổi và nắm bắt cơ hội, nhà nước Việt Nam buộc phải hoàn thiện và khôn khéo trong đối ngoại quốc tế. Và quan trọng hơn hết, điều làm nên thành cơng của một nền kinh tế chính là tạo ra được mối liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và nhà nước, bổ trợ nhau trong quá trình hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Development Bank, The Regional Comprehensive Economic Partnership

Agreement: A New Paradigm in Asian Regional Cooperation?, Manila, 2022.

2. Baker Mckenzie, Understanding the Regional Comprehensive Economic Partnership

Agreement (RCEP), 2020.

3. Nguyễn Bá Bình và Bùi Thị Ngọc Lan, Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

khu vực, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển vọng, Trường

Đại học luật Hà Nội, 2021.

4. Julien Chaisse and Richard Pomfret, “The RCEP and the Changing Landscape of World Trade”, Law and Development Review, 2019, Vol. 12, No. 1.

5. An Châu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01 tháng

01 năm 2022, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, 2021, xem tại:

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-doi-tac-kinh-te- toan-dien- khu-vuc-rcep-co-hieu-luc-tu-01-thang-01-nam-2022.html (truy cập ngày 14/04/2022).

6. Vân Chi, “Xuất khẩu ngày 3-5/6: Việt Nam vươn lên thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu điện thoại thông minh; thủy sản Việt Nam rộng cửa vào RCEP”, Báo Thế giới và

Việt Nam, 2022, xem tại: https://baoquocte.vn/xuat-khau-ngay-3-56- viet-nam-vuon-len-

thu-2-sau-trung-quoc-ve-xuat-khau-dien-thoai-thong-minh- thuy-san-viet-nam-rong-cua- vao-rcep-186247.html (truy cập ngày 18/06/2022).

7. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định Đối

tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, xem tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc- ngoai/cam-ket-ve-canh-tranh-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan- dien-khu-vuc.html (truy cập ngày 19/06/2022).

8. Cổng Thông tin điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (Bộ Công Thương), RCEP - An Opportunity

for Vietnam to Develop a New Supply Chains, 2020, xem tại: http://vsi.gov.vn/en/news-

detail/rcep---an-opportunity-for-vietnam-to-develop- a-new-supply-chain-

c6e0id260.html (truy cập ngày 16/04/2021).

9. Claudio Dordi, Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

10. Việt Dũng, “RCEP nhìn qua lăng kính FDI”, Báo Công Thương, 2021, truy câp tại:

https://congthuong.vn/rcep-nhin-qua-lang-kinh-fdi-167797.html (truy cập ngày 18/06/2022).

11. Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA), Regional

Comprehensive Economic Partnership (RCEP): Implications, Challenges, and Future Growth of East Asia and ASEAN, Jakarta, 2022.

12. Yoshifumi Fukunaga and I.Isono, “Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study”, ERIA Discussion Paper Series, 2013, No. 02.

13. Nguyễn Ngọc Hà, Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2021.

14. Phạm Thanh Hằng, Phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định RCEP và triển

vọng thực thi đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP

– Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021.

15. Thế Hồng, “Doanh nghiệp thích nghi với các FTA, xuất khẩu tiếp tục là cửa sáng”, Báo Đầu tư, 2022, xem tại: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-thich-nghi- voi-cac-fta-xuat-

khau-tiep-tuc-la-cua-sang-d165707.html (truy cập ngày 18/06/2022).

16. Duy Hưng, Giảm thuế theo RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN, Báo Công Thương, 2021, xem tại: https://congthuong.vn/giamthue- theo-rcep-co-hoi-

hay-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau-cua-asean-159540.html (truy cập ngày 19/06/2022).

17. Đỗ Thu Hương, Quy tắc xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định RCEP và triển

vọng thực thi đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP

– Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021.

18. T.Huyền, Quy tắc xuất xứ và cam kết cắt bỏ thuế quan trong RCEP, Tạp chí Tài chính, 2022, xem tại: https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach- moi/quy-tac-xuat-

xu-va-cam-ket-cat-bo-thue-quan-trong-rcep-344816.html (truy cập ngày 30/04/2022).

19. Miles Kahler and Andrew Macintyre, Integrating Regions – Asia in comparative context, Stanford University Press, 2013.

20. Jong Woo Kang, “Regional Comprehensive Economic Partnership: Overview and Economic Impact”, ADB Briefs, 2020, No.164.

21. Gilberto M. Llanto and Ma. Kristina P. Ortiz, “Regional Comprehensive Economic Partnership: Reform Challenges and Key Tasks for the Philippines”, Philippine Institute

for Development Studies, 2013, No. 51.

22. Trần Thị Hồng Minh (Chủ biên), Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

diện Khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội, 2021.

23. Peter A. Petri and Michael G. Plummer, “East Asia Decouples from the United States: Trade War, COVID-19, and East Asia's New Trade Blocs”, PIIE, 2020, Vol. 20, No. 9. 24. Ngô Trọng Quân, Đầu tư theo quy định của RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt

Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển vọng, Trường Đại

học luật Hà Nội, 2021.

25. Nguyễn Quỳnh, Hiệp định RCEP đưa Việt Nam vào sân chơi lớn trong khu vực, Báo điện tử VOV, 2022, xem tại: https://vov.vn/kinh-te/hiep-dinh-rcep-dua-viet- nam-vao-

san-choi-lon-trong-khu-vuc-post938151.vov (truy cập ngày 06/04/2022).

26. David Ricardo, On the Principles of Political Economy and Taxation, first published, John Murray, London, 1817.

27. Đỗ Văn Thắng, “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2021, No. 35.

28. Shandre Mugan Thangavelu, Shujiro Urata, and Dionisius A. Narjoko, “Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post - pandemic recovery”, Economic Research Institute

for ASEAN and East Asia, 2021, No. 01.

29. The Islamic Centre for Development of Trade & The Islamic Development Bank Group,

Preliminary study on the new generation of free trade agreements and their impact on intra-OIC trade, 2015.

30. Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và

6 tháng/2022, xem tại: https:// www.customs.gov.vn/index.jsp?

pageId=442&tkId=5403&group=Ph%C 3%A2n%20t%C3%ADch&category=undefined

(truy cập ngày 20/07/2022).

31. Nguyễn Quỳnh Trang, Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam từ việc thực

thi Hiệp định RCEP, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển

vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021.

32. Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp - Tóm lược Hiệp định đối tác kinh tế

tồn diện khu vực, Trung tâm WTO và Hội nhập, Hà Nội, 2021.

33. Trung tâm WTO và Hội nhập (Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam), Nội dung

tóm tắt về Hiệp định RCEP, xem tại: https://trungtamwto.vn/file/20686/tom-luoc-rcep--

moit.pdf (truy cập ngày 10/05/2022).

34. Trường Đại học Luật Hà Nội - MUTRAP, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, tái bản lần 3, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2017.

35. Turkey-Restriction on Imports of Textiles and Other Clothing Products, Appellate Body

Report, 22/10/1999, WT/DS34/AB/R.

36. World Trade Organization, World Trade Report 2011: The WTO and Preferential Trade Agreements, 2011.

37. Trần Thu Yến, Thương mại dịch vụ theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng

thực thi cam kết của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP

– Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật Hà Nội, 2021.

38. Qiuping Zhang and Yuxuan Fan, “Comparative Analysis of the Tax Burden Level of RCEP Countries”, International Journal of Frontiers in Sociology, 2021, Vol. 3, No. 10.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w