2.3. Đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
2.3.1. Một số kết quả đạt được
RCEP là một NGFTA, cũng giống như CPTPP, RCEP có rất nhiều cam kết được đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn của CPTPP về những lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, thương mại điện tử, v.v. Nhìn
96 Đỗ Văn Thắng, “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2021, No. 35.
chung, các tiêu chuẩn của RCEP thấp hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với các tiêu chuẩn của CPTPP chứ không phải cao hơn. Do đó, đây là điều kiện tốt để thực hiện RCEP khi CPTPP có hiệu lực. Sẽ khơng cịn nhiều việc phải làm trong RCEP khi chúng ta đã hoàn thành nhiều cam kết trong CPTPP, điều này sẽ giúp tiết kiệm tiền và giảm bớt các thách thức kinh doanh. So sánh Việt Nam với các quốc gia khác trước đây chưa áp dụng các tiêu chuẩn này cũng có thể là một lợi thế.
Về lĩnh vực thương mại hàng hoá, những cam kết mở cửa thị trường hàng hoá đã giúp
Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu trong một số mặt hàng chủ lực như cao su, thủy sản. Cụ thể, trong vòng 05 tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có những dấu ấn nhất định, có 26 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 tăng 16,4% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 16,3% so với 5 tháng trước. Hiện xuất siêu hơn 500 triệu USD do trước đây, doanh nghiệp này đã dự đoán về nguồn cung nguyên liệu thô đầy thách thức nên đã ưu tiên nguồn nguyên liệu đầu vào. Với mặt hàng cao su, xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn (trị giá 181 triệu USD), so với tháng 4/2022 tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá; so với cùng kì năm ngối tăng 33,1% về lượng và tăng 26,4% về trị giá. Giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 1.645 USD/tấn, giảm 8,9% so với tháng 4/2022 và giảm 5% so với cùng kì năm ngối.97
Đối với quy tắc xuất xứ quy định trong RCEP, RCEP quy định tiêu chí WO lỏng hơn các FTA mà Việt Nam là thành viên. Hầu hết các FTA khác của Việt Nam đều đòi hỏi sản phẩm thịt động vật giết mổ phải từ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên nhưng RCEP chỉ yêu cầu động vật được nuôi dưỡng tại nước thành viên là đủ đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy. Tương tự với tiêu chí sản xuất tồn bộ, các FTA khác quy định tất cả các công đoạn sản xuất phải được thực hiện tại một nước thành viên thì RCEP cho phép các cơng đoạn được diễn ra tại nhiều nước thành viên vẫn đáp ứng tiêu chí sản xuất tồn bộ. Điều này tạo thuận lợi
97 Vân Chi, “Xuất khẩu ngày 3-5/6: Việt Nam vươn lên thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu điện thoại thông minh; thủy sản Việt Nam rộng cửa vào RCEP”, Báo Thế giới và Việt Nam, 2022, xem tại: https://baoquocte.vn/xuat-
khau-ngay-3-56-viet-nam-vuon-len-thu-2-sau-trung-quoc-ve-xuat-khau-dien-thoai- thong-minh-thuy-san-viet-nam-rong- cua-vao-rcep-186247.html (truy cập ngày 18/06/2022).
cho ngành chăn ni, giết mổ và đơn giản hố thủ tục chứng nhận xuất xứ do RCEP cho phép nhập khẩu con giống từ nước ngoại khối. Không chỉ vậy, tỷ lệ de minimis được RCEP quy định ở mức 10% giá trị hoặc khối lượng của hàng hoá, tỷ lệ này tương đương với đa số các FTA của Việt Nam và lớn hơn một số FTA như AJCEP, VJEPA, CPTPP. Trong bối cảnh RCEP thiết lập ROO thống nhất, hài hồ giữa các FTA ASEAN+ thì sự khác biệt về tỷ lệ de minimis giữa RCEP và AJCEP/VJEPA có thể thấy là tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Ngồi ra, RCEP, tương tự như CPTPP có quy định về tiêu chí quy trình phản ứng hố học để xác định xuất xứ hàng hố. Như trình bày ở trên, tiêu chí CR được áp dụng khá đơn giản và dễ hiểu trong RCEP, sở dĩ RCEP có tiêu chí này là do AANZFTA đã tồn tại tiêu chí này từ trước đó. Tuy nhiên điểm khác biệt là AANZFTA chỉ áp dụng CR nếu RVC 40% và CTC khơng áp dụng được, cịn RCEP cho khả năng lựa chọn giữa 03 tiêu chí này. Phạm vi hàng hố áp dụng CR của RCEP cũng ít hơn so với AANZFTA và CPTPP.
Đối với các biện pháp phòng vệ thương mại, hiện nay, tất cả các đối tác tham gia RCEP là những quốc gia đã từng ký kết FTA riêng với ASEAN và trong đó đều có những quy định liên quan đến phịng vệ thương mại. Việc chi tiết hố các quy định về phịng vệ thương mại ở RCEP, thay vì áp dụng riêng theo các hiệp định khác nhau với từng đối tác, sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được thời gian mà cịn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các quy định liên quan, từ đó có thể chủ động bảo vệ được các quyền lợi của mình trong quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.98
Về thương mại dịch vụ, các cam kết về dịch vụ trong RCEP đã được xây dựng chủ yếu
trên cơ sở các quy định của WTO. Về cơ bản, cam kết cụ thể của Việt Nam ở mức độ mở cửa thị trường tương tự với mức cam kết trong ASEAN và thấp hơn hoặc bằng pháp luật hiện hành. Bởi vậy, các quy định này không tạo nên các nghĩa vụ quốc tế mới dành cho Việt Nam và Việt Nam cũng khơng gặp khó khăn ở khâu
98 Phạm Thanh Hằng, Phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt
sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật. Nhờ vào kết quả thực thi các hiệp định trước đó, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thực thi các cam kết về thương mại dịch vụ.
Về lĩnh vực đầu tư, các nguyên tắc trong RCEP về tự do hoá đầu tư và bảo hộ đầu tư
so với CPTPP, EVFTA là tương tự, và cao hơn hẳn so với các yêu cầu hiện hành của WTO. Các cam kết mới trong RCEP không tạo ra thách thức đáng kể trong việc thực thi so với các hiệp định mà các quốc gia thành viên và Việt Nam đã có. Điều này giúp đem đến sự lành mạnh và bình đẳng trong môi trường đầu tư trong khu vực RCEP. Hơn nữa, các nguyên tắc này đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ các khoản đầu tư, tiền và tài sản của nhà đầu tư RCEP, tạo lập cơ chế ổn định, hiệu quả và công bằng99. Hệ thống quy định luật và chính sách về đầu tư của Việt Nam đã khá tương thích nhằm bảo đảm thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi, cụ thể hố bằng Nghị quyết 50-NQ/TW, Luật Đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020. Trong thời gian này, chính phủ Việt Nam đã đồng hành cùng doanh nghiệp để hồn thành thể chế và chính sách ưu đãi về thuế, đất đai tập trung vào 03 lĩnh vực bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tài chính, đất đai100.
Về lĩnh vực cạnh tranh, trước RCEP, Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế về cạnh tranh trong nhiều Hiệp định như AANZFTA, VJEPA, EVFTA và đặc biệt là CPTPP. Do đó, Việt Nam khơng hề bị động trước những cam kết về cạnh tranh trong RCEP. Như đã phân tích ở trên, các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 tương đối tương thích với quy định trong RCEP. Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh quốc gia theo quy định của Luật Cạnh tranh nhưng Uỷ ban này chưa được thành lập tình đến thời điểm hiện tại. Hiện tại, nguồn nhân lực từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA – được thành lập theo Quyết định số 3808/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 02/10/2017) và Hội đồng Cạnh tranh
99 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp - Tóm lược Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, Trung tâm WTO và Hội nhập, Hà Nội, 2021, tr. 114 và 117.
100 Trần Thị Hồng Minh (Chủ biên), Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gắn với cải
thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội,
(VCC - được thành lập theo Luật Cạnh tranh 2004) có thể trở thành nguồn nhân lực cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong tương lai.
Về lĩnh vực thương mại điện tử, nhìn chung, các quy định về thương mại điện tử của
RCEP khá tương đồng với CPTPP nhưng cho phép sự can thiệp nhiều hơn của Nhà nước và có mức độ tương thích cao với pháp luật về thương mại điện tử, cũng như pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam.