Sự chuẩn bị của Việt Nam để thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 55 - 57)

2.2. Thực trạng thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của

2.2.1. Sự chuẩn bị của Việt Nam để thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Nam

Để khai thác tối đa hiệu quả của RCEP có thể mang lại, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam đã có ban hành ra những kế hoạch để thực hiện Hiệp định này, cũng như hoàn thiện thể chế, pháp luật để tương thích với các cam kết của Việt Nam trong RCEP.

2.2.1. Sự chuẩn bị của Việt Nam để thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diệnKhu vực Khu vực

Ngay khi RCEP có hiệu lực, vào ngày 04/01/2022, quyết định số 01/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện RCEP nhằm mục tiêu phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, đề ra chiến lực chỉ đạo và điều hành để triển khai thực hiện RCEP một cách hiệu quả. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh vào 04 nhiệm vụ chính của các cơ quan ban ngành, bao gồm: (i) Tập trung vào chiến dịch phổ biến và tuyên truyền thơng tin về RCEP; (ii) Hồn thiện xây dựng pháp luật và thể chế; (iii) Thúc đẩy năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả RCEP; và

(iv) Đẩy quan quan hệ hợp tác với các thành viên RCEP, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác quốc tế.

Dựa trên những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng Thương cũng ban hành Quyết định số 197/QĐ-BCT ngày 17/02/2022 về Kế hoạch thực hiện RCEP giai đoạn 2022 – 2026 nhằm định hướng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn đầu RCEP có hiệu lực.

Về công tác tuyên truyền, ngay từ khi RCEP vẫn cịn trong giai đoạn đàm phán, các thơng tin về nội dung đàm phán cũng như dự thảo Hiệp định được cập nhật công khai trên các trang thông tin đại chúng nhằm giúp người dân, doanh nghiệp nắm được

thông tin cơ bản. Từ thời điểm ban hành Quyết định 01/QĐ-TTg, Bộ Thông tin và Truyền thông kết hợp cùng các cơ quan chuyên môn khác đã tổ chức các Hội nghị tập huấn về RCEP nhằm cung cấp thơng tin cho phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thơng tấn báo chí, từ đó đẩy mạnh tuyển truyền thơng tin về RCEP một cách nhanh chóng và chính xác nhất đến cộng động doanh nghiệp và người dân. Ngồi ra, các ấn phẩm giới thiệu, phân tích tổng thể và chuyên sâu các cam kết của RCEP trong một số lĩnh vực, ngành hàng cụ thể cho các hiệp hội, doanh nghiệp cũng được xuất bản dưới đa dạng nhiều hình thức.

Về cơng tác hồn thiện xây dựng thể chế, pháp luật, Quyết định số 328/QĐ- TTg ngày 10/03/2022 về việc chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai RCEP, mỗi cơ quan sẽ phụ trách một Chương hoặc một phần trong Chương của Hiệp định. Từ đó, các cơ quan sẽ nắm rõ được nhiệm vụ của mình, đồng thời phối hợp với nhau để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện RCEP, song hành với việc rà soát hệ thống văn bản nội luật trong quá trình thực hiện RCEP để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho phù hợp với u cầu của Hiệp định.

Về cơng tác nâng cao tính cạnh tranh, tận dụng hiệu quả RCEP, Bộ Công Thương đã thiết lập và triển khai những phương án/đề án/phương án/chương trình nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng lộ trình phát triển thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các quốc gia RCEP và tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại tại các thành viên RCEP.

Về công tác tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với các quốc gia thành viên RCEP, các cơ quan ban ngành cũng có những kế hoạch phối hợp với các thành viên trong

khu vực RCEP để xây dựng và hoàn thiện những thiết chế trọng yếu để thực hiện RCEP như thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban hỗn hợp thực hiện RCEP, các Ủy ban chuyên môn. Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng cần tham gia và theo sát quá trình đàm phán kết nạp thành viên mới, điều phối việc nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ đối tác nước ngoài trong thời gian RCEP được thực thi.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w