Tăng cường khả năng hiểu và vận dụng các cam kết quốc tế và quy định luật

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88 - 89)

3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh

3.4.1. Tăng cường khả năng hiểu và vận dụng các cam kết quốc tế và quy định luật

luật quốc gia

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không thể chỉ đánh giá một giao dịch thương mại dựa trên góc độ kinh tế, mà cịn phải nhìn nhận dưới góc độ luật học. Do đó, việc các doanh nghiệp được tiếp cận và hiểu rõ các cam kết quốc tế, từ đó vận dụng kết hợp với quy định pháp luật quốc gia là yêu cầu thiết yếu. Đặc biệt, khi tham gia vào một hiệp định có quy mơ như RCEP, u cầu thơng thạo các quy định trong RCEP và các FTA khác mà Việt Nam ký kết nói chung trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ví dụ:

Liên quan đến các cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp trong nước cần thông thạo biểu thuế quan mà Việt Nam cam kết dành cho các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời phải nắm được mức thuế mà các quốc gia thành viên áp dụng cho những sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa, thay vì chỉ tra cứu mức thuế quan trong RCEP, khi xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu các quy định tại văn bản pháp luật quốc gia liên quan của quốc gia nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam để xác định được mức thuế áp dụng chính xác nhất. Việc kiểm tra này nên được tiến hành trong quá trình doanh nghiệp đàm phán với đối tác nước ngồi, tránh tình trạng ký hợp đồng xong rồi mới phát hiện ra mức thuế áp dụng không chính xác, dẫn đến những rủi ro khơng mong muốn.

Liên quan đến quy tắc xuất xứ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kĩ ROO của tất cả các FTA hiện hành để xác định sản phẩm xuất khẩu của mình có thể đáp ứng quy tắc nào đem lại lợi ích thuế quan cao hơn. Sự tồn tại đan xen này thậm chí cịn phát triển hơn nữa khi ngày càng nhiều FTA được ký kết, khi doanh nghiệp nắm chắc quy định mình muốn đáp ứng thì sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, đặt ra các yêu cầu đối với hàng hố, có định hướng rõ ràng trong đàm phán hợp đồng. Ví dụ như khi doanh nghiệp tn theo tiêu chí RVC, doanh nghiệp có thể xem xét khả năng chứng minh, cung cấp các tài liệu liên quan của mình đề lựa chọn cách tính trực tiếp hay gián tiếp phù hợp với khả năng của mình. Hay đối với quy tắc cộng gộp, để tránh việc nhầm lẫn, cũng như bất lợi trong việc hưởng những ưu đãi thuế quan từ RCEP, ngay từ giai đoạn nhập khẩu nguyên liệu vật sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần có được chứng nhận xuất xứ RCEP cho các hàng hố nhập khẩu thì sau này được áp dụng cộng gộp khi xác định hàng hố có xuất xứ.

Liên quan đến phòng vệ thương mại, cho dù ở cương vị là bên đi điều tra hay bên bị điều tra liệu có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến nền sản xuất của nước nhập khẩu hay không, Việt Nam cũng cần phải hiểu rõ được cơ sở điều tra và quy định cụ thể để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ như tận dụng những lợi thế của RCEP là không chấp nhận phương pháp “quy về khơng” trong tính biên độ phá giá hoặc áp dụng biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp để hạn chế thiệt hại trước cú sốc nhập siêu do những ưu đãi về thuế quan từ RCEP.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w