Pháp luật điều chỉnh về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 31 - 35)

1.3 Pháp luật điều chỉnh về lãi suất và quy định điều chỉnh lãi suất do tác

1.3.1. Pháp luật điều chỉnh về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

1.3.1.1 Theo Bộ luật dân sự

Đối với lãi suất trong hạn, căn cứ theo khoản 1 điều 468 BLDS năm 2015 quy định lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận không được vượt quá 20% của khoản tiền vay. BLDS 2015 đã không dẫn chiếu theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng với mức trần không vượt quá 150% theo khoản 1 điều 476 BLDS 2005. Việc ấn định trần lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản tạo ra sự bất hợp lý khi đặt trong mối quan hệ pháp luật chuyên ngành ngân hàng trong khi theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 do Thống đốc NHNN quy định lãi suất cho vay được thực hiện theo định hướng thị trường23. Quy định này cho phép các bên trong hợp đồng vay có thể biết được mức lãi suất cao nhất theo BLDS 2015 là bao nhiêu ngay tại thời điểm giao kết để không bị vượt quá khi thỏa thuận24. Mức trần lãi suất được cụ thể hóa

23Lương Khải Ân (2020), Bàn về quy định trần lãi suất 20%/năm trong quan hệ hợp đồng vay tài sản, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam số 03 (133)/2020, tr 29.

24Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà nội, 2018, tr 80

trong BLDS 2015 không những tạo nên sự rõ ràng, minh bạch, dễ tiếp cận thơng tin, cịn tạo điều kiện cho các bên điều chỉnh hành vi của mình cũng như giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng giám sát, giải quyết các tranh chấp về mức lãi suất có thể xảy ra25.

Trong hợp đồng đã thỏa thuận các bên không xác định rõ mức lãi suất nhưng có thỏa thuận về việc trả lãi thì trong trường hợp xảy ra tranh chấp mức lãi suất được xác định bằng 50% mức giới hạn tại khoản 1 điều 568 BLDS 2015 là 10% (khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015). Mặc dù Bộ luật dân sự cho phép các bên tham gia hợp đồng tự thỏa thuận mức lãi suất nhưng lại xác định mức trần lãi suất cho vay nhằm bảo vệ bên vay (TS Lương Khải Ân 2020). Trong trường hợp bên vay trả mức lãi suất vượt quá quy định thì phần vượt q được tính vào phần tiền trả gốc (theo điều 9 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP). Tuy nhiên, nếu luật khác có liên quan quy định khác thì khơng áp dụng mức trần lãi suất là 20% này (khoản 1 điều 468 BLDS 2015). Như vậy, luật chuyên ngành có thể quy định lãi suất cho vay theo thỏa thuận lớn hơn 20%/năm của khoản tiền vay26.

Đối với lãi suất quá hạn, theo khoản 5 điều 466 BLDS 2015 quy định “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Ngồi phần lãi trong hạn mà bên vay phải trả theo thỏa thuận, BLDS 2015 cũng quy định về lãi do chậm trả lãi trong hạn và lãi trên nợ gốc quá hạn. BLDS 2015 đã làm rõ cơ chế, cách xác định lãi suất chậm trả và lãi suất nợ quá hạn, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc xác

25Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà nội, 2018, tr 81

26Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà nội, 2018, tr 81.

định các mức lãi suất này và khắc phục bất cập quy định tại BLDS 2005 khi không dẫn chiếu lãi suất cơ bản do NHNN công bố27.

1.3.1.2 Luật Thương mại

Căn cứ theo Điều 306 Luật Thương mại 2005 và Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 15/3/2019 quy định “Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ q hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phịng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh tốn (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP đã chỉ rõ lấy mức lãi suất nợ quá hạn 3 ngân hàng thương mại quốc doanh để làm căn cứ tính tốn mức lãi suất phạt trung bình để tránh việc bên bị vi phạm hợp đồng có thể đề nghị mức lãi suất khác cao hơn do các ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng. Ngồi ra, Luật Thương mại 2005 cịn quy định về mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 Luật Thương mại 2005). Việc xác định mức trần phạt vi phạm để tránh việc áp dụng mức lãi suất quá cao hoặc bất lợi cho bên vi phạm.

1.3.1.3 Luật chuyên ngành và các văn bản liên quan

Theo khoản 2 điều 91 Luật các TCTD quy định Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất áp dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biễn bất thường (theo khoản 2 điều 12 Luật NHNN 2010). Như vậy, Luật

27Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà nội, 2018, tr 83-84

NHNN 2010 và Luật Các TCTD cũng như BLDS 2015 đều thể hiện sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng28.

Theo Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất tùy vào cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Mức lãi suất ngắn hạn không được vượt quá mức trần mà Thống đốc NHNN quy định trừ một số ngành nghề như phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các ngành này phải phù hợp theo chính sách tín dụng do Chính Phủ ban hành đối với lĩnh vực tương ứng. Ngoài ra, đối với phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với Luật Thương mại, Luật công nghệ cao và các văn bản liên quan đến các luật này.

Theo điểm a khoản 4 diều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khách hàng phải trả lãi suất trong hạn theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Đối với lãi suất quá hạn, khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn (điểm c khoản 4 điều 13 Thông tư 39/2016 NHNN). Mức lãi suất này cũng được quy định tương ứng tại khoản 2 điều 13 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP. Đối với lãi chậm trả, trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ hoặc khơng đúng theo thỏa thuận thì phải trả lãi chậm trả theo mức thỏa thuận nhưng khơng vượt q 10%/năm tính trên số dư và thời gian chậm trả tương ứng (điểm b khoản 4 điều 13 Thông tư 39/2016 NHNN).

Theo khoản 1 điều 468 BLDS 2015 quy định “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Trường hợp luật khác có liên quan quy định khác áp dụng đối với hợp đồng tín dụng được hiểu

là Luật Các TCTD. Tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định “Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tịa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà khơng áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất”. Vì vậy, mức lãi suất tối đa 20% quy định tại BLDS 2015 không áp dụng đối với hợp đồng cấp tín dụng giữa TCTD và khách hàng.

Như vậy, các quy định pháp luật hiện hành về các mức lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được quy định ở các văn bản Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật Các TCTD và các văn bản liên quan cơ bản thống nhất xuyên suốt đối với BLDS 201529.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)