Quy định về hỗ trợ lãi suất trong thời gian nền kinh tế bị tác động bở

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 35 - 41)

1.3 Pháp luật điều chỉnh về lãi suất và quy định điều chỉnh lãi suất do tác

1.3.2 Quy định về hỗ trợ lãi suất trong thời gian nền kinh tế bị tác động bở

bệnh Covid-19

1.3.2.1 Dịch bệnh Covid-19

COVID-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARS- CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới30. Năm 2020, dịch bệnh bùng phát mạnh ảnh hưởng đến toàn mọi mặt của nền kinh tế và xã hội trên tồn thế giới trong đó có Việt Nam31. Chính Phủ đã thực hiện quyết liệt các giải pháp để phòng chống dịch bệnh và phòng chống suy giảm kinh tế trong bối cảnh chưa có phương thuốc, vắc xin để chống lại dịch bệnh Covid-19. Trong năm 2020 đã bùng phát 2 đợt dịch với quy mô nhỏ và số ca nhiễm ở mức thấp trong các khoảng thời gian từ 22/1/2020 đến 22/7/2020, 23/7/2020 đến ngày 27/1/2021. Mặc dù Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong 2020 như kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế với GDP 2020 tăng 2,91% so với năm trước nhưng một số ngành kinh tế vẫn bị ảnh

29Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà nội, 2018, tr 85.

30Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và Bệnh Hô Hấp (NCIRD), Phân Ban Bệnh Do Vi-rút (2021), Thông Tin Cơ Bản Về COVID-19, 04/11/2021.

31Tổng cục thống kê (2021), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê, 14/01/2021.

hưởng nặng nề như ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68% so với năm 201932.

Từ đầu năm 2021 đến tháng 6 năm 2022, tiếp tục bùng phát thêm 2 đợt dịch nữatrong khoảng thời gian từ 28/1/2021 đến 26/4/2021, và từ 27/04/2021 đến tháng 6/202233. Trong đó, đợt bùng phát dịch thứ 4 có mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với 3 đợt bùng phát dịch trước đó. Ở thời gian đầu của đợt dịch thứ 4, do độ phủ vắc xin chưa cao nên dịch bùng phát nhanh và rộng ảnh hưởng tới mọi mặt về sức khỏe của người dân cũng như nền kinh tế. Sau hơn 5 tháng kể từ khi bùng phát dịch đợt 4, Bộ Y Tế mới đánh giá đã cơ bản được kiểm sốt trên phạm vi tồn quốc34. Đợt dịch Covid -19 thứ 4 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam với GDP quý III/2021 giảm 6,02%. Tính chung năm 2021 GDP của Việt Nam chỉ tăng 2,58% thấp hơn 0,32% so với năm 202035.

1.3.2.2 Quy định về hỗ trợ lãi suất trong thời gian nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thông tư bao gồm 3 chương 10 điều quy định về phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, các đối tượng, trường hợp được cơ cấu, miễn, giảm lãi, trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và của cơ quan có liên quan thực hiện thơng tư này.

Trong đó, theo điều 5 thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định cáctổ chức tín dụng quyết định miễn, giảm lãi, phí đối với dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng nhưng không bao gồm hoạt động mua/đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Các nghĩa vụ này bao gồm nợ gốc/nợ lãi đến hạn phải thanh toán từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng Chính Phủ cơng bố hết dịch (điều 5 thơng tư 01/2020/TT-NHNN). Chính sách này áp dụng đối với các khách hàng có doanh thu,

32Tổng cục thống kê (2021), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê, 14/01/2021.

33Nguyễn Liên (2022), 4 đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam, Vietnamnet, 25/01/2022.

34Nguyễn Liên (2022), 4 đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam, Vietnamnet, 25/01/2022

35Tổng cục thống kê (2021), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê, 14/01/2021.

thu nhập sụt giảm do tác động của dịch bệnh Covid -19 và không thể đáp ứng theo lịch trả nợ đã thỏa thuận trong HĐTD (điều 5 thông tư 01/2020/TT-NHNN). Thời gian áp dụng phù hợp với thời gian xảy ra đợt dịch Covid-19 lần 1. Tuy nhiên, đợt dịch thứ 2 và thứ 3 bùng phát tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nền kinh tế nên NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 có hiệu lực từ ngày 13/03/2020 với khoản 3 điều 1 bổ sung sửa đổi điều 5 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN như sau” “1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19; 2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.”

Với đợt dịch bùng phát lần thứ 4, NHNN tiếp tục ban hành thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021 có hiệu lực từ ngày 13/03/2020 với Khoản 2 Điều 1 tiếp tục sửa đổi, bổ sung đổi điều 5 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định cáctổ chức tín dụng quyết định miễn, giảm lãi, phí đối với dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng nhưng khơng bao gồm hoạt động mua/đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022. Chính sách này cũng chỉ áp dụng đối với các khách hàng có doanh thu, thu nhập sụt giảm do tác động của dịch bệnh Covid -19 và không thể đáp ứng theo lịch trả nợ đã thỏa thuận trong HĐTD (Khoản 2 Điều 114/2021/TT-NHNN).

Ngoài ra, theo khoản 1 điều 4 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy địnhTCTD được phép cơ cấu nợ là “ số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng

nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ cơng bố hết dịch Covid - 19; c) Khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.”

Một nội dung rất quan trọng đối với các Tổ chức tín dụng là quy định về giữ ngun nhóm nợ theo điều 6 Thơng tư số 01/2020/TT-NHNN, cụ thể: “1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây: a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này; b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này; c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thơng tư này có hiệu lực thi hành.”Về nội dung thực hiện cơ cấu, miễn giảm lãi, phí của 3 thơng tư này khác biệt về thời gian áp dụng do tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài trong năm 2020 và 2021.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 3 lần trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng để gián tiếp tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong năm 2020 với các quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16/03/2020, quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12/05/2020, QĐ 1729/QĐ- NHNN ngày 30/9/2020.Tổng biên độ điều chỉnh lãi suất huy động của các lần giảm lãi suất huy động là 0,5% đối với kỳ hạn dưới 1 tháng và 1% đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng.Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn áp dụng cho các nhu cầu vốn theo khoản 2 điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, NHNN ban hành các quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16/03/2020, quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12/05/2020 vàQĐ 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020. Các lần giảm lãi suất cho vay

đối với các đối tượng ưu tiên này phục hồi, phát triển sản xuất theo định hướng của Chính Phủ với tổng mức giảm là 1,5%.Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/03/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid – 19, yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng; tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa, chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Trong quý 2/2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT- NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 40.000 tỷ đồng.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất thông qua lãi suất điều hành, kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện miễn giảm lãi suất từ chính nguồn lực của mình đến hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước. Các chính sách hỗ trợ này là đúng đắn để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp do dịch bệnh giúp phục hồi sản xuất kinh doanh từ đó hồi phục dần nền kinh tế Việt Nam.

Tiểu Kết Chương 1

Chương 1 tác giả trình bày những vấn đề lý luận về lãi suất như khái niệm về hợp đồng tín dụng, lãi suất, phân loại lãi suất, vai trị của lãi suất, quy trình điều chỉnh lãi suất và các khái niệm liên quan. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng, các quy định về hỗ trợ lãi suất trong thời gian nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19. Đây là những vấn đề làm cơ sở để tác giả nghiên cứu và phân tích thực trạng áp dụng quy định về lãi suất và sự thay đổi của lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid- 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT VÀ SỰ

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)