Đánh giá những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 53 - 55)

2.2. Đánh giá việc áp dụng quy định về điều chỉnh lãi suất do ảnh hưởng của

2.2.1. Đánh giá những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng

Ngành Ngân Hàng nói chung đã thực hiện rất quyết liệt và kịp thời với các giải pháp đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong năm 2020, khi đại dịch xảy ra, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành 3 lần từ 1,5-2% và đây là mức giảm sâu trong khu vực52. Lũy kế từ 23/01/2020 đến tháng 11/2021, tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng miễn, giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng gần 35.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này đến từ nguồn lực tài chính của các ngân hàng thương mại để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp khơng phải được hỗ trợ từ các nguồn ngân sách. Vì vậy, bản thân các tổ chức tín dụng cũng ảnh hưởng phần nào với nguy cơ gia tăng nợ xấu, chi phí trích lập dự phịng rủi ro khi ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn có khả năng kéo dài. Bên cạnh đó, rủi ro lạm phát trong thời gian tới cũng đặt ra thách thức đối với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ hiện nay đang đối mặt với lạm phát tăng vọt kể từ đầu năm 2021. Lạm phát tiêu dùng tháng 04/2022 ở Mỹ đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021 và đây là tháng thứ 2 liên tiếp mức lạm phát trên 8%53. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 2 lần trong năm 2022 nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao đòi hỏi cơ quan này phải thực hiện nhiều chính sách điều chỉnh hơn nữa54. Trong cuộc họp tháng 6/2022 vừa qua, Fed đã tăng lãi suất lên 0,75% là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 và có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh từ 0,5%-0,75% trong cuộc họp tháng tới55. Động thái quyết liệt này nhằm ứng phó với mức lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại của Hoa Kỳ trong thời gian qua. Tại các nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu

53Khánh Linh (2022), Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 12/05/2022.

54Khánh Linh (2022), Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 12/05/2022.

55An Huy (2022), Thấy gì từ bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm của Fed?, VNeconomy, ngày 16/06/2022

(Eurozone), lạm phát tại khu vực này đang ở mức cao kỷ lục với mức 7,5% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa56. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm tăng mạnh giá cả năng lượng và lương thực trên toàn thế giới. Ngân hàng trung ương Châu Âu đã giảm quy mơ của các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ hồi phục sau đại dịch. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cần xem xét đưa ra lộ trình rõ ràng hơn về các gói rút giảm để ổn định tình hình lạm phát hiện nay57. Trong cuộc họp đầu tháng 6, Ngân hàng trung ương Châu Âu thông báo sẽ tăng 0,25% trong tháng 7/2022 và là lần tăng lãi suất đầu tiên sau 11 năm để kiềm chế tỷ lệ lạm phát58. Các ngân hàng trung ương như Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nauy đều có động thái tăng lãi suất để giảm tỷ lệ lạm phát và giá hàng hóa tăng cao59.

Như vậy, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn và các nước trên thế giới đang dừng và rút dần nới lỏng chính sách tiền tệ60. Đồng thời, các hành động tăng lãi suất mạnh mẽ hơn cũng đã được ban hành để kiềm chế lạm phát. Mặc dù sự phục hồi kinh tế của Việt Nam có độ trễ so với các nước trên thế giới nhưng là nước có độ mở kinh tế lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 200% GDP nên rủi ro lạm phát nhập khẩu là hiện hữu. Bên cạnh đó, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cuối tháng 3/2022 đạt hơn 11,33 triệu tỷ đồng, tăng hơn 390.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021, tương đương tăng 3,6%61. Xu hướng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây cũng sẽ tăng áp lực lên chính lãi suất cho vay trong thời gian tới. Do vậy, toàn ngành Ngân hàng trong thời gian tới ngoài việc hỗ trợ lãi suất để tiếp tục hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa phải tính tốn các gói hỗ trợ với quy mơ, phạm vi và liều lượng hợp lý62. Điều này

56An Nhiên (2022), Châu Âu đối diện lạm phát và giá lương thực cao chưa từng có, Cơng An Nhân dân, 15/04/2022.

57An Nhiên (2022), Châu Âu đối diện lạm phát và giá lương thực cao chưa từng có, Cơng An Nhân dân, 15/04/2022.

58Hà Thu (2022), Châu Âu sẽ tăng lãi suất lần đầu sau 11 năm, Vnexpress, ngày 10/06/2022.

59Nguyễn Thị Thúy Linh (2022), Lạm phát tồn cầu có quay trở lại? Phản ứng của các ngân hàng trung ương, 07/03/2022

60Lê Đỗ (2021), Thống đốc NHNN: Áp lực với điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới rất lớn, Thời báo Ngân Hàng, 12/11/2021

61Quang Hưng (2022), Dòng tiền nhàn rỗi đang đổi hướng, Nhịp sống kinh tế, 27/05/2022.

62Lê Đỗ (2021), Thống đốc NHNN: Áp lực với điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới rất lớn, Thời báo Ngân Hàng, 12/11/2021.

nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mơ và phịng ngừa rủi ro lạm phát cũng như an toàn của toàn hệ thống ngân hàng63.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)