Hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 68 - 72)

3.2. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong điều kiện do tác

3.2.1 Hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng

Các trường hợp đặc biệt hoặc biến động thị trường có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, lãi suất ngân hàng như dịch bệnh Covid -19 rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, những trường hợp này một khi đã xảy ra thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng và sâu rộng tới rất nhiều ngành nghề, doanh nghiệp và người dân. Do vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng hơn nữa về trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. Như đã trình bày ở chương 2, Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể can thiệp lãi suất điều hành. Đối với những gói hỗ trợ lãi suất cụ thể phải có chủ trương của Nhà nước, Quốc hội. Trên thực tế, với diễn biến nhanh của dịch bệnh Covid-19, những hỗ trợ về lãi suất điều hành và kêu gọi các TCTD sử dụng nguồn lực của chính mình để giảm lãi st vẫn có những hạn chế và khó khăn nhất định. Do vậy, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước với thẩm quyền phê duyệt ở một mức nhất định từ ngân sách để hỗ trợ trong diễn biến cấp bách của dịch bệnh hoặc trường hợp tiêu cực nếu có xảy ra. Người làm chính sách có thể nghiên cứu thêm mức thẩm quyền phê duyệt sử dụng ngân sách của Chính Phủ để hỗ trợ lãi

75Ths. Hồng Thị Hường (2022), Luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, Tháng 7/2022.

suất cho các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai, dịch bênh. Quốc hội có thể đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá như thế nào là trường hợp có ảnh hưởng tiêu cực, biến động thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. Ngoài ra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện kiểm sốt sau đối với những trường hợp hỗ trợ trong tình huống đặc biệt để đảm bảo nguồn ngân sách được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích.

Ngồi ra, pháp luật cũng cần quy định thêm về cơ chế phối hợp cụ thể trong việc xem xét phê duyệt đề án tái cơ cấu đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại thuộc diện kiểm sốt đặc biệt. Tình hình tài chính của các ngân hàng này rất khó khăn do số lỗ lũy kế lớn. Mặc dù, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều luật các tổ chức tín dụng ban hành 20/11/2017 đã quy định các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt, thẩm quyền của các cấp, thời gian trình và đề xuất phương án của các cấp nhưng phương án tái cơ cấu các ngân hàng này đến nay vẫn chưa được hoàn thành. Việc tái cơ cấu ngân hàng được kiểm sốt đặc biệt là cơng việc phức tạp, địi hỏi sự vào cuộc khơng chỉ của cơ quan quản lý, giám sát trực tiếp là Ngân hàng nhà nước mà còn cần sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ ngành liên quan. Ngoài ra, mọi nguồn lực từ trong và ngoài nước đều cần huy động để xử lý các ngân hàng yếu kém bị kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém cần đòi hỏi về mặt xử lý các thủ tục, quy trình phê quyệt phương án tái cơ cấu khẩn trương, nhanh gọn để nắm bắt cơ hội một cách kịp thời. Vì vậy, một cơ chế làm việc và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, bộ ngành liên quan là cần thiết để có thể rà sốt, đề xuất một phương án tái cơ cấu phù hợp trong thời gian sớm nhất. Thêm nữa, pháp luật cần có quy định miễn trừ trách nhiệm đối với các cán bộ tham gia việc xây dựng, triển khai đề án tái cơ cấu các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt khi các cán bộ này đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được giao do các biện pháp áp dụng đối với phương án tái cơ cấu đều có những rủi ro nhất định, khơng lường trước được trong tình hình kinh tế và chính trị thế giới đầy biến động.Điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng yếu kém có khả năng phục hồi sớm, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước và qua đó cũng hỗ trợ, phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các nhà làm chính sách cũng cần nghiên cứu tích hợp các quy định về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 vào Luật Các TCTD76. Nghị quyết số 42/2017/QH14 được ra đời nhằm khắc phục được các điểm tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu, tạo khuân khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu và đã đạt được những kết quả tích cực. Tính từ khi áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14, các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực77. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ lệ nợ xấu gộp lần lượt giảm từ 2,5% và 10,1% xuống còn 1,6% 4,4% trong năm 2019 và tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD được duy trì dưới 3% trong gia đoạn 2016-2021 (Ths. Hoàng Thị Hường 2022). Những kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn như chưa quy định rõ phạm vi về áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay (Ths. Hoàng Thị Hường 2022). Bên cạnh đó, việc thu giữ tài sản chỉ áp dụng đối với các hợp đồng bảo đảm có điều khoản bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ theo điểm b khoản 2 điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14. Hầu hết chủ tài sản là bên bảo đảm đều không hợp tác đối với TCTD khi có trường hợp nợ xấu xảy ra. Điều này gây khó khăn cho các TCTD khi thu giữ TSBĐ để xử lý nợ xấu khi khách hàng khơng cịn nguồn thu nào khác. Ngồi ra, một số các khó khăn khác như xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán,phát mại tài sản bảo đảm, về tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự và vụ việc hành chính, ngun tắc áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu78.

76Nguyễn Lê (2022), Chủ tịch Quốc hội: Gấp rút nghiên cứu sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, Báo Đầu tư online, 16/04/2022.

77Phương Thảo (2022), Đề xuất kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Lao động thủ đô, 24/05/2022.

78TS. Nguyễn Văn Phương (2022), Sự cần thiết luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, 17/01/2022.

Do vậy, ngoài việc kế thừa các quy định phù hợp của Nghị quyết số 42/2017/QH14, các nhà làm luật cần sửa đổi bổ sung các quy định trong thực tế các tổ chức tính dụng triển khai cịn gặp khó khăn. Trước khi luật hóa nghị quyết này, cơ quan nghiên cứu cần rà sốt tồn bộ các Luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thi hành án dân sự, Luật Phá sản… để đưa ra những điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn khi áp dụng và các nguyên tắc ưu tiên áp dụng đối với quy định xử lý nợ xấu79. Từ đó, các cơ quan, ban ngành liên quan rà soát các văn bản dưới luật để điều chỉnh cho phù hợp giải quyết các vướng mắc tồn tại, tạo điều kiện để các quy định xử lý nợ xấu được luật hóa khả thi trong triển khai thực tế80. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng nên xem xét việc áp dụng quy định xử lý nợ xấu này đối với các khoản vay bị ảnh hưởng do Covid-19 đã cơ cấu nhưng vẫn khơng có khả năng trả nợ. Các giải pháp này nếu được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng sẽ hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp bài bản và nâng cao tính lành mạnh, sự an tồn cho toàn hệ thống ngân hàng (Ths. Hoàng Thị Hường 2022). Điều này cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu, khơi thơng dịng vốn, từ đó có nguồn lực để các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ lãi suất tới khách hàng.

Về việc triển khai các gói kích thích kinh tế, chương trình phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng đã được Quốc Hội thông qua khẩn trương nhưng tiến độ giải ngân vẫn còn quá chậm81. Việc triển khai chậm được đánh giá sẽ mất đi tính cấp thiết và ảnh hưởng đến tiến độ hai năm của chương trình phục hồi kinh tế cũng như làm tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư sử dụng vốn82. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ trưởng đã ban hành chính sách cơ chế được 11/14 văn bản theo kế hoạch gồm có 7 nghị định, 1 nghị quyết, 3 quyết định của Chính phủ và một văn bản hướng dẫn của bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường nhưng

79TS. Nguyễn Văn Phương (2022), Sự cần thiết luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, 17/01/2022.

80ThS. Hồng Thị Hường (2022), Luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng,tr28-tr31, số 7, tháng 4/2022.

81Hịai Thu (2022), Gói phục hồi kinh tế 'thơng qua nhanh, giải ngân lại quá chậm', Vnexpress, 01/06/2022.

vẫn có một số văn bản chậm tiến độ83. Nguyên nhân chậm tiến độ được nêu ra do việc chậm phân cấp, phân quyền, thủ tục còn chậm, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp. Ngồi ra, gói Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đánh giá là một nhiệm vụ mới, phức tạp cần có sự nghiên cứu thận trọng để tránh xảy ra sai sót trong q trình thực thi84. Tuy nhiên, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền gắn với trách nhiệm của các cán bộ thực hiện làm chậm tiến độ, cơ chế phối hợp giữa các bộ ban ngành cần hiệu quả, nhịp nhàng hơn nữa để triển khai được các gói kích thích kinh tế kịp thời, hiệu quả đến đúng đối tượng.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)