Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về điều

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 56 - 64)

2.2. Đánh giá việc áp dụng quy định về điều chỉnh lãi suất do ảnh hưởng của

2.2.3 Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về điều

suất và nguyên nhân

Vướng mắc đầu tiên là tình hình tài chính khó khăn của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt như Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng hay GPBank với số lỗ luỹ kế vẫn còn rất lớn. Tổng số lỗ lũy kế của 3 ngân hàng tính đến năm 2019 là khoảng 66.000 tỷ đồng65. Do nền kinh tế chung bị ảnh hưởng nên ngành ngân hàng gặp khơng ít khó khăn do nhu cầu tín dụng của khách hàng trong thời gian dịch bệnh cũng sụt giảm so với thời kỳ trước dịch cùng với rủi ro nợ xấu tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ như giãn nợ, hỗn nợ, miễn giảm lãi, phí cũng làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng. Trong 2 tháng đầu năm 2020, dù các ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp song tăng trưởng toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 0,06% giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm 201966. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất cùng kỳ trong 6 năm trở lại đây. Tác động của dịch bệnh cũng làm các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh càng thể hiện nguy cơ gia tăng nợ xấu một cách rõ ràng. Các khoản nợ gốc và lãi được cơ cấu hoặc miễn giảm không thu được theo kế hoạch trong khi các ngân hàng vẫn phải trả chi phí lãi các khoản huy động đến hạn. Điều này cũng dẫn đến giảm

65Thanh Phương (2020), Ba ngân hàng 0 đồng lỗ khoảng 66.000 tỷ đồng, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, 16/10/2020.

dư địa cho các ngân hàng có thể giảm thêm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dịch cũng như hỗ trợ cho các khoản vay mới trong thời gian tới.

Thứ hai là về phạm vi áp dụng quy định hỗ trợ và khó khăn khi triển khai thực tế. Thông tư 01/2020/TT-NHNN chỉ áp dụng cơ cấu nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính (theo tiết a khoản 1 Điều 4 TT 01/20/20/TT-NHNN). Tuy nhiên, theo khoản 14 điều 4 Luật Các TCTD quy định “14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng nói chung khơng phân biệt hình thức cấp tín dụng. Vì vậy, việc chỉ áp dụng cơ cấu nợ đối với một số hình thức cấp tín dụng là chưa thật sự thoả đáng và có thể dẫn tới các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 không được cơ cấu và chuyển thành nợ quá hạn.

Ngoài ra, theo tiết a khoản 2 điều 7 thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau: a, Tiêu chí xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…”. Trên thực tế, các tiêu chí xác định này là các điều kiện đối với khách hàng để được áp dụng hình thức hỗ trợ như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất. Thông tư quy định chung như vậy có mặt tích cực là tạo sự linh hoạt trong việc ban hành quy định cụ thể tùy thuộc vào tình hình khách hàng của từng ngân hàng thương mại. Vì vậy, mỗi tổ chức tín dụng có thể đưa ra các điều kiện khác nhau để áp dụng như khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh với các nước có vùng dịch hoặc hạn chế hoạt động giao thương đi lại, doanh thu bị sụt giảm do dịch bệnh (nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch…), không nhập khẩu được nguyên nhiên vật liệu… mà khơng có khung quy định chung về điều kiện hay bộ tiêu chí chung như yếu tố đầu ra (hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, bán hàng,

cung cấp sản phẩm, dịch vụ bị gián đoạn do ảnh hưởng từ hoạt động xuất nhập khẩu hay do yêu cầu chống dịch từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền …), yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực,...) làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng. Như vậy, mỗi tổ chức tín dụng có thể đưa ra bộ tiêu chí khác nhau của riêng mình dẫn đến có thể cùng một khách hàng nhưng ở ngân hàng này có thể đủ điều kiện được áp dụng miễn giảm lãi nhưng ở ngân hàng khác thì có thể khơng đáp ứng. Ngồi ra, quy trình thủ tục đối với ngân hàng cũng có sự khác nhau đáng kể. Đối với ngân hàng A thủ tục, hồ sơ đơn giản, nhanh gọn nhưng đối với ngân hàng B thì khơng thể thu thập được hồ sơ theo yêu cầu để đáp ứng điều kiện áp dụng hỗ trợ. Trong thời gian dịch bệnh, việc di chuyển bên ngoài của người dân phải có giấy đi đường do cơ quan hặc địa phương cấp, xác nhận. Cơ quan Nhà nước đã thay đổi mẫu giấy đi đường rất nhiều lần với thời gian gấp gáp gây khó khăn cho người dân cũng như nơi cấp giấy đi đường67. Việc này cũng dẫn đến khó khăn cho khách hàng thu thập hồ sơ, giấy tờ xác nhận bị ảnh hưởng do dịch bệnh cho ngân hàng. Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 sẽ vẫn còn kéo dài. Chiến lược chống dịch của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thay đổi căn bản từ việc tiêu diệt triệt để Covid-19 chuyển sang chiến lược thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch Covid-19 còn gọi là sống chung an toàn với dịch Covid-1968. Do đó, có thể trong giai đoạn 3, 4 diễn ra dịch bệnh khách hàng chưa bị ảnh hưởng rõ rệt đến nguồn thu. Nhưng đến khi cả nước chuyển sang giai đoạn sống chung với dịch, các nguồn tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh dần cạn kiệt và thị trường vẫn chưa hồi phục hoàn toàn cùng với rủi ro lạm phát ngày càng lớn thì khách hàng lại khơng đủ điều kiện để được cơ cấu hoặc miễn, giảm lãi vay.

Thứ ba là về thời gian áp dụng thông Tư 01/2020/TT-NHNN. Thông tư đã được sửa đổi 3 lần và nội dung này cũng được sửa đổi tương ứng. Mỗi lần sửa đổi là một khoảng thời gian áp dụng căn cứ vào các đợt dịch Covid 19 và lần sửa đổi sau cơ quan làm chính sách cũng kéo dài thời gian thực hiện áp dụng so với quy định trước đó. Đố với đợt dịch thứ 2 và thứ 3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành

67Anh Tuấn (2021), Chưa đầy 2 tháng, Hà Nội thay đổi 4 lần "chỉnh" giấy đi đường, Lao động, 08/09/2021.

68Trần Thanh Thảo (2021), Tại sao phải thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19 ?, Công thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 08/11/2021.

thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 có hiệu lực từ ngày 13/03/2020 với khoản 3 điều 1 bổ sung sửa đổi điều 5 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN như sau” “1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19; 2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.” Đối với đợt dịch thứ 4, khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2021/TT-NHNN quy định “2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.” Như đã trình bày ở trên, thế giới hiện nay đang thực hiện việc sống chung với Covid-19 và chấp nhận tiếp tục nối lại những hoạt động sản xuất kinh doanh song hành với sự ảnh hưởng của dịch. Như vậy, trường hợp các khách hàng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ tiếp tục phát sinh dẫn đến thu hẹp sản xuất, không đủ nguồn trả nợ trong thời gian tới nhưng dẫn chiếu theo quy định về cơ cấu nợ và miễn giảm lãi sẽ không được hỗ trợ sau ngày 30/06/2022. Điều này chưa thực sự phù hợp khi xét trên góc độ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 qua đó thúc đẩy nền kinh tế. Thêm nữa, nếu các khách hàng bị ảnh hưởng này không được hỗ trợ, dẫn đến quá hạn và phải bắt buộc chuyển phân loại nhóm nợ cao hơn theo quy định tại thông tư 11/2021/TT- NHNN ban hành ngày 30/07/2021 sẽ tăng tỷ lệ trích lập dự phịng của các tổ chức tín dụng. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất cho vay khi chi phí trích lập dự phịng rủi ro cao hơn dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của ngân hàng. Việc bị chuyển nợ quá hạn cũng làm tăng chi phí vay của khách hàng vì phải chịu thêm phần lãi trên gốc quá hạn, lãi trên lãi chậm trả, các loại phí phạt như đã trình bày ở Chương 1.

Ngoài ra, dư nợ được áp dụng hỗ trợ miễn giảm lãi theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN khơng có quy định cụ thể là được áp dụng đối với các khoản nợ

đã chuyển nợ quá hạn từ trước thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hay không. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới rất nhiều ngành nghề kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân.Ảnh hưởng tiêu cực xảy ra bất kể là những doanh nghiệp tốt hay những doanh nghiệp đã gặp khó khăn chuyển nợ quá hạn từ trước đó. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau (xây dựng, du lịch, bán lẻ…). Doanh nghiệp có thể đã có nợ quá hạn ở lĩnh vực này những vẫn đảm bảo khả năng trả nợ khi vay vốn thực hiện phương án ở lĩnh vực khác. Khi đó, các khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn trước thời kỳ xảy ra dịch bệnh Covid - 19 sẽ càng gặp nhiều khó khăn do khơng có nguồn lực tài chính, khơng được cung cấp thêm vốn để tiếp tục nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, sự hỗ trợ về lãi suất để giảm chi phí vay vốn, giải quyết các khó khăn tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân có nợ quá hạn trước khi xảy ra dịch bệnh Covid - 19 cũng là điều cần được xem xét.

Thứ tư là các khó khăn khi áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với từng khách hàng. Hiện nay, các sản phẩm tín dụng khá phổ biến đến các khách hàng tại thành thị. Một cá nhân có thể vừa vay mua ơtơ, vừa vay để mua nhà ở, tiêu dùng như mua sắm nội thất, sửa chữa, sử dụng thẻ tín dụng…Bên cạnh đó, các cá nhân này cũng có thể là chủ doanh nghiệp đang vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ của khách hàng có thể là từ cơng việc kinh doanh, làm việc hưởng lương tại các tổ chức kinh tế hay thu nhập từ cho thuê tài sản. Đối với những khách hàng có nhiều khoản vay liên quan đến nhau thì rất khó có thể được áp dụng thống nhất hình thức hỗ trợ khi bị ảnh hưởng bởi dịch bênh đặc biệt là khi các khoản vay này được thực hiện tại các ngân hàng khác nhau. Đặc biệt là cơ chế hỗ trợ của các ngân hàng khác nhau cũng khác nhau. Do vậy, sự không thống nhất hỗ trợ về việc cơ cấu, miễn giảm lãi giữa các ngân hàng thương mại đối với khách hàng phát sinh nhiều trong trường hợp này gây khó khăn cho khách hàng.

Thứ năm là việc áp dụng hỗ trợ lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước có những chính sách chung để giảm mặt bằng lãi suất huy động ngắn hạn từ đó giảm mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có tiềm lực tài chính có thêm các gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ khách hàng như gói hỗ trợ 4000 tỷ đồng cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh69. Điều này có mặt tích cực là hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn trong thời kỳ xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ đến đối với các khách hàng sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng cổ phần lớn có chính sách hỗ trợ. Việc này sẽ dẫn đến sự thu hút các khách hàng từ các nhóm ngân hàng nhỏ chuyển sang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cổ phần lớn có mức hỗ trợ tốt hơn. Các nhóm ngân hàng nhỏ, ngân hàng bị kiểm sốt đặc biệt với nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khơng có khả năng tài chính khơng thể giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút được các khách hàng mới dẫn đến mất dần thị phần. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm và càng khó khăn hơn và có thể dẫn đến tính trạng bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt. Điều này trực tiếp tăng gánh nặng cho Nhà nước vì phải hỗ trợ đối với các ngân hàng này. Do vậy, cần có sự quy định thống nhất về cách thức hỗ trợ hoặc có những chính sách hỗ trợ đối với các ngân hàng quy mơ nhỏ, ngân hàng bị kiểm sốt đặc biệt để tránh việc cạnh tranh của các ngân hàng lớn chiếm phần lớn thị phần trong thời gian khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Khó khăn cuối cùng là khơng có cơ chế đặc thù áp dụng cho các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các ngân hàng này bị hạn chế về nguồn lực tài chính, cắt giảm các chi phí hoạt động ở mức tối thiểu để giảm lỗ. Tuy nhiên, các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vẫn phải tiếp tục cắt giảm thêm các chi phí lương theo chủ trương chung của ngành ngân hàng để cắt giảm lãi suất cho khách hàng theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/03/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm phòng, chống và khắc phục khó khăndo tác động của dịch bệnh Covid – 19. Do đó, các nhân sự tốt, có chất lượng dần bị thu hút và chuyển sang các ngân hàng khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Điều này dẫn đến khơng có đủ nguồn nhân lực để xử lý các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng kịp thời trong thời gian dịch bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin

69Nguyễn Anh Việt (2021), Ngành ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Quân đội nhân dân, 21/09/2021.

không được nâng cấp, cải tiến do thiếu kinh phí dẫn đến khơng phục vụ tốt được các khách hàng hiện hữu cũng như thu hút khách hàng mới (không thể thu hút được lượng tiền thanh tốn CASA lớn để từ đó giảm chi phí huy động vốn). Ngồi ra, các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt bị hạn chế một số hoạt động như hạn mức tín dụng, hoạt động cung cấp dịch vụ, kinh doanh (chỉ ở một hạn mức hạn chế nhất định ví dụ như 5 tỷ với khách hàng cá nhân, 15 tỷ với khách hàng doanh nghiệp). Vì vậy, các ngân hàng này không đáp ứng được đối với những khách hàng có nhu cầu lớn từ đó

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)