Yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về lãi suất trong điều kiện do

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 64 - 68)

tác động kéo dài của đại dịch Covid – 19

3.1.1 Định hướng của Nhà nước

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng mọi mặt kinh tế, xã hội gây khó khăn cho hầu hết người dân và doanh nghiệp. Triển khai Kết luận số 24-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, khơng lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn70. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2021-2025 từ 6,5% đến 7%. Chỉ tiêu nợ công dưới mức 55% GDP theo tiết a khoản 6 điều 2 Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc Hội. Bên cạnh đó, mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn; Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dịng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội71.

Các biện pháp hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của Chính Phủ theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 như cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng

70Vũ Phương Nhi (2022), Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Báo điện tử Chính phủ, 31/01/2022.

71Vũ Phương Nhi (2022), Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Báo điện tử Chính phủ, 31/01/2022.

để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay ưu đãi thuộc Chương trình theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022- 2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành, lĩnh vực: hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (đã bao gồm máy móc, trang thiết bị, thuốc, hố dược, dược liệu); xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua đối với đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay vốn, được ngân hàng thương mại chấp thuận; nghiên cứu giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính tốn hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên. Ngày 30/05/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng, điều kiện áp, thời gian, phương thức áp dụng, trình tự thực hiện và trách nhiệm của các đơn vị liên quan về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 với tổng mức hỗ trợ là 3000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 về việc Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022. Nghị định gồm 6 điều quy định về đối tượng, thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, trình tự và thủ tục gia hạn. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được gia hạn từ 4 đến 6 tháng tùy vào kỳ

tính thuế (điểm a khoản 1 điều 4 Nghị định số 34/2022/NĐ-CP). Thuế thu nhập của doanh nghiệp được gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (điểm a khoản 2 điều 4 Nghị định số 34/2022/NĐ-CP). Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, số tiền thuế được gia hạn chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2022 (khoản 3điều 4 Nghị định số 34/2022/NĐ-CP). Thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này được gia hạn 06 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2022 (khoản 4 điều 4 Nghị định số 34/2022/NĐ-CP). Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được gia hạn ước tính khoảng 125.000 tỷ đồng72. Số tiền thuế được gia hạn được xem như là khoản vay ngắn hạn khơng tính lãi suất của Chính Phủ. Nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình có thêm được nguồn vốn lớn ngồi các khoản vay từ các tổ chức tín dụng để phục hồi sản xuất, vượt qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng bới dịch bệnh Covid-19.

3.1.2 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt chủ trương, định hướng với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; quán triệt phương châm mở rộng tín dụng cùng với bảo đảm an toàn hiệu quả, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm sốt tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; triển khai có hiệu quả tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD và xử lý ngân hàng yếu kém; thúc đẩy chuyển đổi số ngày càng đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận các tiện ích thương mại cho doanh nghiệp và người dân góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số (Ngô Hải 2021). Với

72Ánh Tuyết (2022), Chính thức gia hạn khoảng 125.000 tỷ thuế, tiền thuê đất trong năm 2022, Báo điện tử Vneconomy, ngày 30/05/2022.

chủ trương đã được quán triệt, dư nợ tín dụng đạt trên 11 triệu tỷ đồng tăng 7,66% so với cuối năm 2021 và gấp đôi so với cùng kỳ tập trung vào các lĩnh vực được ưu tiên cùng với kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (Việt Anh 2022).

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Thông tư 03/2022/TT-NHNN bao gồm 11 điều quy định phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, phương thức hỗ trợ lãi suất, cách xác định, quản lý hạn mức hỗ trợ đối với các ngân hàng thương mại, chế độ hạch toán kế toán, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức liên quan. Đối tượng được áp dụng theo khoản 1, khoản 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các ngành hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên khơng bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản; mục đích thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố (theo khoản 2 điều 1 Thông tư 03/2022/TT-NHNN). Hỗ trợ lãi suất được áp dụng đến hết ngày 31/12/2023 theo khoản 1 điều 5 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 40.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 đến ngày 31/12/202373. Nợ xấu được xử lý khơi thông nguồn vốn tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại đáp ứng được vốn kinh doanh cũng như tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng. Ngoài ra, xử lý được nợ xấu cũng tăng nguồn lực tài chính cho các TCTD đổi mới công nghệ để chuẩn bị tốt chủ trương số hóa của hệ thống ngân

73Phương Thảo (2022), Đề xuất kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Lao động thủ đô, 24/05/2022.

hàng trong thời gian sắp tới75. Mặc dù các ngân hàng lớn đã chủ động trích lập dự phịng đối với các khoản nợ được cơ cấu theo thông tư số 14/2021/TT-NHNN với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao như VietcomBank với 424%, BIDV với 219%, ACB với 210% nhưng rủi ro nợ xấu ln tiềm ẩn (Ths. Hồng Thị Hường 2022).

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 với tác động kéo dài cũng là nguyên nhân gây rủi ro gia tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Có nhiều khách hàng khơng có ý thức trả nợ, gây khó khăn cho cơng tác thu hồi và xử lý nợ của ngân hàng cùng với các quy định pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện. Do vậy, việc đề xuất kéo dài thời gian và nội dung áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 là thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)